Nâng cao kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Nâng cao kết quả và đóng góp của sản xuất nông nghiệp

Kết quả SXNN là những gì nông nghiệp đạt được sau một chu kỳ sản xuất nhất định được thể hiện bằng số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị của SXNN. Khi nói đến kết quả sản xuất là nói đến loại sản phẩm, số lượng sản phẩm, sản phẩm hàng hóa, giá trị sản lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra.

Nâng cao kết quả SXNN thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất, thể hiện sự lớn mạnh tổng hợp về vốn, lao động, máy móc, thiết bị công nghệ... Các nguồn lực này được tăng cường đầu tư đồng bộ thì kết quả SXNN càng phát triển.

Phát triển nông nghiệp thể hiện ở kết quả SXNN đó là:

- Cung cấp sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cho nền kinh tế gồm có nhóm sản phẩm tiêu dùng cuối cùng cho sinh hoạt và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian được các cơ sở nông nghiệp, hộ gia đình nông dân sản xuất ra và bán ở mỗi mức giá đối với từng loại ở tại mỗi thời điểm nhất định. Khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ổn định và phong phú về chủng loại cho nền kinh tế và đáp ứng được nhu cầu thị trường.

- Nâng cao mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm. - Tăng thu nhập, tăng sự tích lũy và nâng cao đời sống của người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo: nhờ gia tăng kết quả sản xuất mà nâng cao được tích lũy và nâng cao đời sống người lao động. Thực chất nó là sự phát triển về chất, sự đổi mới tiến bộ về trình độ sản xuất, sự lớn mạnh của nông nghiệp. Tích lũy doanh nghiệp nông nghiệp tăng, phần nào thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp có hiệu quả, nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp tăng vì vốn là điều kiện tiên quyết trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói tích lũy của doanh nghiệp tăng hàng

năm chứng tỏ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế.

Đời sống người lao động cải thiện tốt, nghĩa là năng suất lao động cũng tăng, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra nhiều, lương của lao động nông nghiệp tăng, chứng tỏ nguồn nhân lực lao động của nông nghiệp bền vững là một trong những nguồn lực đầu vào không kém phần quan trọng để đưa nông nghiệp phát triển.

Nhóm tiêu chí phản ánh kết quả và đóng góp của nông nghiệp:

- Tỷ trọng giá trị sản xuất của nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của địa phương;

- Đóng góp của nông nghiệp vào ngân sách nhà nước; - Thu nhập, tích lũy của người lao động qua các năm; - Giảm tỷ lệ đói nghèo của địa phương.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 35 - 36)