7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp
- Tình hình áp dụng giống mới.
Trong những năm gần đây, huyện Đại Lộc đã mạnh dạn liên kết sản xuất hạt giống lúa lai ở các xã Đại Nghĩa, Đại Quang và thị trấn Ái Nghĩa... với tổng diện tích hàng nghìn ha. Sản xuất giống lúa lai F1 và các giống lúa như Nhị ưu 838, Bắc ưu 903, Nam ưu 604, LC 25, HYT 100, HYT 108, CT16,… không chỉ mang lại hiệu quả cho người sản xuất, mà còn từng bước giảm lượng giống lúa nhập khẩu và chủ động nguồn giống để mở rộng diện tích lúa lai tại các địa
phương. Tính ra, hiệu quả sản xuất giống lúa lai F1 gấp 2,5 lần so với sản xuất lúa thường. Ông Trương Cảm, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc hợp tác xã Ái Nghĩa phấn khởi: Từ khi những cánh đồng trong Hợp tác xã được đưa vào sản xuất giống lúa lai, đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.
Ngành nông nghiệp huyện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các HTX nông nghiệp hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân thực hiện chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn trên đất màu với diện tích trên 700 ha như: Trồng thuốc lá, trồng ớt lai xuất khẩu, trồng đậu xanh giống, rau các loại, trồng chuối liên vườn ...
Năm 2010 nhãn hiệu Rau Bàu Tròn đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, người dân được tiếp cận và làm chủ kỹ thuật sản xuất rau an toàn, mỗi năm cung ứng cho thị trường 4.000-5.000 tấn rau xanh các loại. Đầu năm 2015 huyện Đại Lộc đã bàn giao nhà sơ chế rau Bàu Tròn để HTX dịch vụ nông nghiệp Đại An quản lý và khai thác. Nhà sơ chế có diện tích 2.000 mét vuông, bao gồm các phòng làm việc và xưởng chế biến rau sạch, kho bảo quản. Tổng kinh phí xây dựng gần 1,2 tỷ đồng. Dự kiến tháng 3.2015, HTX dịch vụ nông nghiệp Đại An sẽ bắt đầu triển khai thu mua nông sản từ các hộ gia đình trồng chuyên canh rau màu theo chuẩn VietGap và tiến hành thực hiện quy trình sơ chế, sấy, đóng gói, bảo quản theo chuẩn VietGap.
- Tình hình đầu tư máy móc.
Trong những năm qua, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng và nâng cấp. Đến năm 2014, toàn huyện đã xây dựng được 5 hồ chứa nước, 6 đập dâng, 12 trạm bơm, 135km kênh mương nên đã chủ động nước tưới tiêu trên 95% diện tích sản xuất lúa, đảm bảo cho cây lúa phát triển. Về thủy lợi hoá màu, đã xây dựng được 17 công trình thủy lợi hóa màu với chiều dài 21,6 km để tưới cho 1.200 ha đất màu.
gặt đập liên hợp, 69 máy gặt xếp hàng và 2 máy sấy lúa. Tỷ lệ cơ giới hóa, khâu làm đất đạt 73,1 %, khâu thu hoạch đạt 47,9 %.
Năng suất lúa tăng qua các năm 2010 đạt 58,97tạ/ha - năm 2014 đạt 59,97 tạ/ha, ngô từ 59,57 - 63,52 tạ/ha, khoai lang từ 92,50 - 94tạ/ha, sắn giảmtừ 153 – 147,5 tạ/ha, thuốc lá 26,20 – 32 tạ/ha đậu phụng từ 23 –28,5 tạ/ha, đậu nành từ 18,10 – 19 tạ/ha, ớt từ 104 – 112,25 tạ/ha, đậu xanh giảm từ 24,93 – 24 đậu cove từ 19 – 22,7 tạ/ha, rau các loại từ 154,06 – 178,27 tạ/ha, thể hiện qua bảng 2.15
Bảng 2.15. Năng suất cây trồng huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014 ĐVT: tạ/ha 2010 2011 2012 2013 2014 Lúa 58,97 58,65 59,99 59,93 59,97 Ngô 59,57 58,29 59,57 62,72 63,52 Khoai lang 92,5 92,5 92,5 94 94 Sắn 153 150,7 148 149 147,5 Thuốc lá 26,2 27,3 28 30,5 32 Đậu phụng 23 20 24,5 27,2 28,5 Đậu nành 18,1 17,63 18 18,5 19 Ớt 104 100 110 111,12 112,25 Đậu xanh 24,93 24 23 23,41 24 Đậu cove 19 17 18 22 22,7 Cải các loại 154,06 152,73 162,63 177,07 178,27
(Nguồn: Niên giám thống kê của huyện qua các năm)