7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Huy động và sử dụng hiệu quả các yếu tố nguồn lực
Các nguồn lực trong nông nghiệp gồm lao động, đất đai, vốn, tiến bộ khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật... Quy mô về số lượng và chất lượng các nguồn lực được huy động có tính quyết định đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.
a. Đất nông nghiệp
Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đất đai là yếu tố cố định lại bị giới hạn bởi quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp tăng lên theo hướng tập trung và theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp. Tập trung ruộng đất là việc sáp nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con đường, một là hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn, hai là con đường sáp nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt cho một chủ sở hữu cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng, biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
b. Lao động trong nông nghiệp
Nguồn nhân lực nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng những người trong độ tuổi, những người trên và dưới độ tuổi tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Chất lượng lao động gồm thể lực, trí lực, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ, tay nghề... Để nâng cao chất lượng lao động cần nâng cao trình độ văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ của người lao động, cần phải có cải cách hệ thống giáo dục đào tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và thị trường lao động. Sự
hình thành thị trường sức lao động trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần được sự hướng dẫn và bảo vệ của Nhà nước và Pháp luật. Mở rộng hệ thống các trung tâm đào tạo và hình thành các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động.
Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản xuất. Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó chất lượng lao động quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất.
c. Vốn trong sản xuất nông nghiệp.
Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động, là những tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, v.v.. được sử dụng vào quá trình SXNN. Vốn đối với quá trình sản xuất là vô cùng quan trọng, có thể được chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sở hữu. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa chẳng hạn chất lượng lao động, trình độ kỹ thuật. Nên các biện pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
d. Khoa học công nghệ
Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các phương thức và phương pháp hướng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con người. Hệ thống chuồng trại, các biện pháp kỹ thuật thâm canh, sử dụng hợp lý phân bón, công nghệ chế biến bảo quản tiêu thụ sản phẩm ngày càng hoàn thiện và từng bước phát triển nhằm phục vụ cho SXNN.
công nghệ mới trong quá trình sản xuất, chế biến đã làm cho nông nghiệp ngày càng phát triển, quyết định đến sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội. Tuy nhiên cần kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại để khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế khác trong nông nghiệp.
Các tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực - Diện tích đất sử dụng;
- Năng suất đất;
- Số lượng lao động qua các năm;
- Sản lượng, thu nhập của 1 lao động/ năm (hoặc 1ha) - Tổng số vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp;
- Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp;