Hoàn thiện quy hoạch phát triểnnông nghiệp theo khu vực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 84 - 87)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triểnnông nghiệp theo khu vực

Hiện nay, quy hoạch phát triển nông nghiệp tại huyện hiện cần phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế phát triển nông nghiệp của huyện. Đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp giúp cho các hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp huyện phát triển một cách đúng hướng, ổn định, tạo tiền đề cho nông nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Hiện nay, quỹ đất chưa sử dụng, gây lãng phí hiện nay còn nhiều, quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng, thu hẹp diện tích đất nông nghiệp cần phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, đảm bảo diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp và khai thác tốt quỹ đất chưa sử dụng.

SXNN của huyện còn manh mún, nhỏ lẻ với kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu,vì vậy dòi hỏi phải bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, hình thành những vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn.

Quy hoạch đến năm 2020 như sau:

* Quy hoạch bố trí đất cho vùng sản xuất tập trung

- Vùng trồng lúa giống 1.200 ha: Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Nghĩa, Đại Tân, Đại Minh, Đại Phong, Đại Cường, Đại Thắng.

- Vùng trồng rau tập trung 600 ha: Đại An, Đại Hòa, thị trấn Ái Nghĩa, Đại Cường. Đặc biệt duy trì thực hiện ổn định vùng sản xuất rau an toàn theo chương trình VietGap với diện tích 40-50ha ở thôn Bàu Tròn xã Đại An và 6ha ở thôn 10 xã Đại Cường, đến năm 2020 đạt 140ha rau sạch trên toàn huyện.

* Quy hoạch sản xuất trồng trọt

- Lúa: Giữ ổn định diện tích đất lúa từ 4.000 – 4.200 ha. Ít nhất 60% diện tích được sản xuất bằng các loại giống lúa lai F1, diện tích còn lại được bố trí bằng các loại giống lúa có phẩm chất tốt và áp dụng các biện pháp IPM, ICM … để cho năng suất và chất lượng tốt.

- Ngô: 1.600 ha, đảm bảo đưa vào sản xuất bằng các loại giống ngô có năng suất và chất lượng cao, tạo ra sản lượng ngô hạt đáp ứng nhu cầu nguyên liệu chính cho thức ăn chăn nuôi.

- Khoai lang: Chuyển diện tích đất trồng khoai lang sang các loại cây thực phẩm và cây hàng năm khác để vừa cho giá trị kinh tế cao, vừa phù hợp

với nhu cầu thị trường.

- Sắn: Cây sắn tác động làm suy kiệt đất nên giảm diện tích trồng sắn chuyển sang trồng cỏ và các cây hàng năm khác. Đến năm 2020, duy trì diện tích 100 ha ở các xã miền núi làm nguyên liệu cho các nhà máy.

- Cây thực phẩm: Tăng diện tích lên 4.000 ha, trong đó diện tích sản xuất theo quy trình an toàn là 500 ha. Hình thành các vùng chuyên canh trên cơ sở vận động nông dân dồn điền đổi thửa, từ đó xác định cơ cấu cây trồng và nhóm cây trồng chính cho từng vùng (rau các loại, dưa hấu, ớt, đậu các loại…).

- Đậu phụng: Đậu phụng vừa có giá trị kinh tế vừa có tác dụng cải tạo đất, thân lạc dùng làm thức ăn chăn nuôi. Năm 2020 ổn định diện tích sản xuất đậu phụng 1.000 ha.

- Bông vải: Tăng diện tích lên 100 ha. - Mè: Duy trì diện tích 100 ha.

- Đậu nành: Tăng diện tích lên 100 ha.

- Hoa: Tăng diện tích 100 ha. Tăng cường trồng các giống hoa chịu nhiệt để phục vụ nhu cầu lễ cúng của nhân dân, trang trí phụ cho các lẵng hoa, vòng hoa.

- Trồng cỏ chăn nuôi: Tăng diện tích lên 150 ha để đảm bảo thức ăn cho bò, trâu…

* Quy hoạch ngành chăn nuôi

Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo hướng tập trung gắn với việc thực hiện chặt chẽ các quy định về phòng chống dịch đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững.

- Chăn nuôi lợn: Phát triển nhanh quy mô đàn lợn theo hướng trang trại. Nuôi lợn hướng nạc theo hướng thâm canh có hiệu quả. Tăng cường kiểm soát dịch bệnh và môi trường.

- Chăn nuôi bò: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình bò lai kinh tế gắn với việc cải tạo đàn bò nái nền.

- Chăn nuôi gia cầm: Phát triển theo hướng chăn nuôi trang trại, chăn nuôi thả vườn có kiểm soát dịch bệnh và môi trường. Đối tượng chính là chăn nuôi gà và vịt, trong đó chính là gà thịt, gà đẻ trứng.

- Chăn nuôi khác: Chăn nuôi dê, lợn rừng,...phát triển tại các khu vực miền núi như Đại Sơn, Đại Thạnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)