Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 88 - 94)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3.Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong

thị. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng sẽ tạo ra động lực kích thích sức sản xuất, áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác tốt hiệu quả đất đai, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích và phù hợp với vùng. Với địa hình đất đai của huyện, hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng phân thành nhiều vùng như: vùng trồng lúa, rau, cây thuôc lá, ớt lai xuất khẩu, chuối …

3.2.3. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông nghiệp

a. Đất đai

xuất nông nghiệp. Từ thực trạng sử dụng đất đai cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua còn nhiều bất cập trong quá trình khai thác và sử dụng đất đất phục vụ sản xuất. Để nông nghiệp phát triển ổn định thì cần:

- Kiểm tra, đánh giá hiện trạng đất đai theo số lượng, chất lượng và các điều kiện khác về đất làm căn cứ khoa học cho việc phân loại, bố trí quy hoạch sử dụng đất sao cho tốt nhất.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài.

- Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa để hình thành vùng chuyên canh lớn.

- Khuyến khích các hộ được giao đất lâu dài chuyển sang mô hình trang trại.

b. Lao động

- Sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực gắn với các mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa lao động với các nguồn tài nguyên và tư liệu sản xuất sẵn có trong từng vùng khác nhau trên phạm vi toàn huyện, thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.

- Mở các lớp đào tạo, tập huấn cho các đối tượng như người sản xuất nông nghiệp, chủ trang trại, những người quản lý, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã, các cán bộ kỹ thuật tham gia các tổ chức khuyến nông làm nòng cốt truyền tải những kiến thức mới đến người nông dân. Nội dung đào tạo là các kiến thức phải thiết thực, gắn liền với những công việc thực tế để nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong phát triển sản xuất. Các kiến thức này bao gồm kiến thức về hệ sinh thái cân bằng, mối quan hệ giữa các ngành trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những kiến thức về kỹ thuật sản xuất, những thành tựu của công nghệ mới có thể phát huy vào sản xuất như công nghệ về giống, công nghệ canh tác trong nhà lưới, công nghệ canh tác có che

phủ chống cỏ dại và giữ ẩm, v.v.. những kiến thức về kinh tế thị trường, nghiệp vụ kế toán và phân tích kinh doanh. Các nội dung đào tạo hướng tới việc khai thác các nguồn lực có hiệu quả kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung đào tạo

c. Vốn

- Tranh thủ vốn ngân sách: Nguồn vốn ngân sách bao gồm cả ngân sách địa phương và ngân sách trung ương thông qua các dự án, chương trình mục tiêu của chính phủ nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng, nhất là đối với huyện, có tác dụng định hướng và tạo môi trường thuận lợi trong việc huy động các nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Để đảm bảo nguồn vốn này, một mặt chính quyền các cấp trong huyện cần quan tâm dành nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện, mặt khác huyện cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng phát triển nông nghiệp cao và có biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển để tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của huyện.

Cùng với ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện, các xã, thị trấn trong huyện cần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế nông nghiệp và có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện. - Quản lý tốt, sử dụng hiệu quả, giám sát chặt chẽ các nguồn thu chi, thực hiện thu chi hợp lý để đảm bảo vốn cho đầu tư phát triển. Thực hiện triệt để tiết kiệm để sử dụng có hiệu quả và tăng tích lũy đầu tư từ ngân sách của huyện.

- Huy động vốn tự có trong dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh. Theo phương thức “Nhà

nước và nhân dân cùng làm” góp vốn hay góp công lao động, huy động mọi nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông nông thôn, thủy lợi, điện, nước, xây dựng các công trình công cộng…

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế gia trại, kinh tế trang trại để trồng các cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi bò, heo, gia cầm và đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông sản.

d. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Gắn kết chặt chẽ các hoạt động tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ với các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương. Ðẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, đời sống. Thực hiện tốt xã hội hóa các hoạt động khoa học công nghệ. Xây dựng và phát triển mạnh mẽ tiềm lực khoa học và công nghệ, nhất là tiềm lực về con người.

- Trong trồng trọt:

+ Đối với sản xuất lương thực: Tập trung chỉ đạo sản xuất theo lịch thời vụ và cơ cấu giống của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Quảng Nam. Tiếp tục thực hiện các mô hình trình diễn, khảo nghiệm giống lúa để chọn giống có ưu thế về năng suất và chất lượng bổ sung vào bộ giống lúa của huyện.

Tiếp tục hướng dẫn các Hợp tác xã liên kết, ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng sản xuất giống để tổ chức sản xuất hạt lúa giống ổn định qua hằng năm khoảng 1.200 ha để nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trạm bảo vệ thực vật, khuyến nông – khuyến lâm, các Ban Nông nghiệp xã, Hợp tác xã nông nghiệp phối hợp với các tổ chức đoàn thể Mặt trận ở huyện, xã tiếp tục hướng dẫn nhân dân thực hiện quy trình sản xuất cây trồng, con vật nuôi,tiếp tục phổ cập và ứng dụng rộng rãi chương trình ICM, IPM cộng đồng để không ngừng

nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

+ Đối với sản xuất cây rau, màu: Tiếp tục sử dụng các loại hạt giống lai vào gieo trồng để phát huy năng suất của ưu thế lai. Tăng cường trồng các loại cây công nghiệp hằng năm có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Duy trì việc trồng rau, đậu các loại để cung cấp nhu cầu rau. Cuối vụ Hè thu tăng cường gieo lúa Cang trên đất màu dọc hai bên bờ sông Vu Gia và Thu Bồn để vừa bảo vệ đất, chống xói mòn rữa trôi trong mùa mưa lũ, vừa tăng thêm nguồn lương thực trong thời kỳ giáp hạt.

Hỗ trợ, hướng dẫn HTX Đại An tập trung đầu tư sản xuất rau theo Chương trình VietGAP cho vùng rau Bàu Tròn, mở rộng mối liên doanh liên kết để tạo đầu ra ổn định cho nông dân.

+ Về công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất: Ngay từ đầu mỗi năm, đầu mỗi vụ Phòng Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các ngành chức năng ở tỉnh, huyện chỉ đạo các đơn vị quản lý nguồn nước tưới như Chi nhánh thủy lợi Đại lộc, HTX nông nghiệp xây dựng kế hoạch tưới theo trà lúa, cho từng cánh đồng; có kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng chống hạn cho từng vụ sản xuất. Củng cố đội thuỷ nông điều tiết nước tưới, thường xuyên nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Phối hợp làm tốt công tác quản lý nguồn nước tưới, hạn chế tối đa tình trạng rò rĩ, thất thoát nước tưới ở các công trình thuỷ lợi và ngay trên từng đám ruộng.

Tiếp tục phát huy nội lực của địa phương và nhân dân trong thực hiện thuỷ lợi hoá đất màu, bê tông kênh mương để tăng tính chủ động tưới tiêu khoa học đảm bảo đủ cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ứng dụng các phương pháp canh tác thâm canh, xen canh, gối vụ, phương pháp tưới thấm, tưới nhỏ giọt trên cây rau, màu để tăng hiệu quả sản xuất.

công tác dự tính dự báo chuyên ngành, phân công cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng để phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương, HTX và nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ thực vật để bảo vệ đồng ruộng, bảo vệ thành quả của người lao động. Chú ý các đối tượng chính như con chuột, rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, bệnh thối thân, thối bẹ, bệnh đen lép thối hạt lúa . . . thường xuất hiện gây hại trên đồng ruộng. Chỉ đạo các Ban nông nghiệp xã và HTX phối hợp với các tổ chức đoàn thể, quần chúng ở xã tổ chức ra quân tiêu diệt chuột trước mỗi vụ sản xuất.

- Trong chăn nuôi:Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình bò lai sind, heo nái giống Móng Cái, nuôi heo hướng nạc, phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên canh, thâm canh để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa cân đối với ngành trồng trọt. Thực hiện việc khôi phục đàn lợn nái. Khuyến cáo, vận động nhân dân kết hợp giữa kinh tế vườn nhà, kinh tế trang trại với chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tăng cường công tác quản lý địa bàn, thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm để sớm phát hiện các đối tượng gây hại. Chú ý bệnh Tai xanh, LMLM, cúm gia cầm, tụ huyết trùng trâu, bò và phó thương hàn lợn. Tiếp tục đào tạo thú y viên cơ sở; tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt Pháp lệnh Thú y, làm tốt hơn nữa công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng và thực hiện tốt việc tiêm phòng gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ trên 80% để hạn chế dịch bệnh lây lan.

Tiếp tục thực hiện đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại tập trung, có kiểm soát để tạo vùng sản xuất hàng hóa; chú trọng phát triển bò lai, heo hướng nạc để nâng cao chất lượng đàn gia súc. Thực hiện tốt Đề án chăn nuôi đệm lót sinh thái và Phương án trồng cỏ nuôi bò để hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 88 - 94)