Thực trạng phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 50 - 57)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng phát triển quy mô sản xuất nông nghiệp

Năm 2014 mặc dù còn gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng huyện Đại Lộc vẫn có bước phát triển ổn định trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng khá, vượt chỉ tiêu đề ra. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa; giá trị sản xuất năm 2014 đạt 412,375 tỷ đồng, tăng5,11% so với năm 2013 (Năm 2013 đạt 392,327 tỷ đồng). Giá trị sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 2.2

Bảng 2.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014 (ĐVT: triệu đồng; giá cố định 1994) 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ BQ (%) Ngành nông nghiệp 340.034,02 354.079,35 375.238,03 392.327,66 412.375,60 5,12% -Trồng trọt 249.450,01 246.691,40 265.097,74 269.243,45 279.001,78 3,49% -Chăn nuôi 78.489,42 96.637,21 99.371,48 106.241,03 115.719,95 9,15% - Dịch vụ 12.094,59 10.750,74 10.771,81 16.843,18 17.653,87 13,53%

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2014 đạt 412.375,60 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 5,12%/năm. Trong đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2010 - 2014 tăng trưởng bình quân 3,49%/năm, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2014 tăng trưởng bình quân 9,15%/năm phần lớn do chuyển đổi con gống mới và chống dịch bệnh trên vật nuôi được quan tâm đúng mức, giá trị sản xuất ngành dịch vụ giai đoạn 2010 - 2014 tăng trưởng bình quân 13,53%/năm (xem biểu đồ 2.1 và 2.2).

Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014

Biểu đồ 2.2. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014

a. Trồng trọt

Năm 2014 giá trị sản xuất đạt 279.001,78 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 3,49 %/năm. Trong đó, nhóm cây có giá trị tăng cao như: lúa, ngô, cây chất bột lấy củ, cây rau đậu, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm thệ hiện qua. Tuy nhiên, việc thâm canh lúa trong thời gian qua chưa thực sự tốt vì phần lớn vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về con giống mới chỉ bắt đầu, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến còn hạn chế bảng 2.3.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng tại huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ BQ (%) Lương thực 103.171,97 107.878,85 112.087,28 125.100,25 133.857,27 5,79% Rau, đậu 52.405,86 40.518,24 56.663,12 66.374,36 73.675,54 13,28% Cây hàng năm khác 14.432,35 16.122,34 9.350,93 16.502,02 18.977,32 19,49%

Cây ăn quả 79.070,35 81.897,97 75.831,64 61.013,23 56.132,17 -6,09%

Cây lâu

năm khác 368,88 274,00 392,96 253,59 238,37 -6,58%

(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Đại Lộc qua các năm)

Qua bảng 2.3 cho thấy giai đoạn 2010-2014 giá trị sản xuất cây lương thực tăng bình quân 5,79%/năm, Rau đậu các loại tăng bình quân 13,28%/năm, tăng cao nhất hang năm khác tăng bình quân 19,49%. Tuy nhiên bện cạnh đó có nhóm cây ăn quả giảm bình quân 6,09%/năm và cây lâu năm khác giảm 6,58%/năm.

Trong tương lai các nhóm cây trồng cẩn phải đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học tiên tiến vào sản xuất nhất nhầm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng nhất là các xã có thế mạnh và trồng cây lương thực và hoa mầu; các xã khác cần thay đổi các giống cây trồng khác cho phù hợp với lợi thế của mình.

Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất các nhóm cây trồng của huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014

Giai đoạn 2010 - 2014 diện tích gieo trồng của một số cây lương thực chính của huyện có xu hướng tăng nhẹ; năng suất, sản lượng các loại cây trồng lương thực, cây ăn quả, rau đậu vẫn ổn định, chưa có sự tăng trưởng mạnh hay giảm một cách đột biến, thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tình hình sản xuất một số cây lương thực chính của huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 Lúa DT(ha) 8.674,20 8.727,90 8.738,40 8.706,50 8.706,50 SL(Tấn) 51.151,27 51.192,99 52.422,37 52.172,60 52.356,30 Ngô DT(ha) 2.023,00 1.804,00 1.834,50 1.778,20 1.756,50 SL(Tấn) 12.051,61 10.515,28 10.928,97 11.152,70 11.375,00 Khoai lang DT(ha) 57 31,5 29,5 8,8 8,50 SL(Tấn) 527,25 291,38 272,88 82,72 81,50 Sắn DT(ha) 138,5 94 69,7 80,1 80,00 SL(Tấn) 2.119,05 1.416,58 1.031,56 1.193,49 1.258,40

Dưa hấu DT(ha) 555,5 568 591 504 504,00

2010 2011 2012 2013 2014 Đậu phụng DT(ha) 737,1 712,1 784 924,5 924,50 SL(Tấn) 1.695,33 1.424,20 1.920,80 2.514,64 2.564,35 Đậu các loại(Xanh, đen, cove) DT(ha) 1.382,50 1.418,50 1.468,30 1.438,70 1.435,00 SL(Tấn) 3.341,24 3.250,26 3.247,31 3.337,16 3.378,56 Rau các loại (rau muống, cải các loại, cây rau khác) DT(ha) 1.107,80 1.010,20 1.061,30 1.049,60 1.065,30 SL(Tấn) 18.956,43 14.305,23 15.929,20 18.233,93 18.759,62

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc qua các năm)

Từ bảng số liệu 2.4 cho thấy một số loại cây có diện tích trồng trọt tăng trong giai đoạn 2010-2014, cụ thể như sau: Diện tích đất trồng cây lúa tăng từ 8.674,20 ha năm 2010 đến năm 2014 tăng lên 8.706,50 ha năm 2014 với tỷ lệ tăng 1,38 %; năng suất lúa tăng từ 51.151,27 tấn năm 2010 tăng lên 52.356,30 tấn năm 2014 với tỷ lệ tăng 2.35 %. Đậu phụng có diện tích đất tăng từ 737,1 ha năm 2010 tăng lên 924,50 ha năm 2014 với tỷ lệ tăng 25,42 %; năng suất tăng từ 1.695,33 năm 2010 tăng lên 2.564,35 năm 2014 với tốc tỷ lệ tăng 51,26 %. Đậu các loại có diện tích đất tăng từ 1.382,50 ha năm 2010 tăng lên 1.435,00 ha năm 2014 với tỷ lệ tăng 3,8 %; năng suất đậu các loại tăng từ 3.341,24 tấn tăng lên 3.378,56 tấn với tỷ lệ tăng 1,12 %. Bên cạnh đó diện tích một số cây lương thực có diện tích giảm nhưng sản lượng lại tăng như: Dua hấu các loại có diện tích giảm từ 555,5 ha năm 2010 xuống còn 504,00 ha năm 2014 với tỷ lệ giảm 9,27 %; năng suất lại tăng từ 8.003,60 tấn năm 2010 lên 8.084,30 tấn năm 2014 với tỷ lệ tăng 1%. Ngoài ra các cây lương thực khác như ngô, khoai lang, sắn, rau các loại có sản lượng giảm sản lượng chủ yếu là do giảm diện tích trồng trọt.

b. Chăn nuôi

Xác định việc phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung với quy mô lớn để tăng thu nhập cho nông dân và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp đang là hướng đi của ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc.

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện đã ứng dụng thành công công nghệ truyền tinh nhân tạo cho lợn và bò nhằm đẩy mạnh chương trình lai sind đàn bò và Móng Cái hóa đàn lợn, góp phần nâng cao chất lượng đàn vật nuôi. Đến nay, nhiều trang trại có quy mô lớn chuyên sản xuất lợn giống được hình thành ở một số địa phương như Đại Hiệp, Đại Thạnh. Đặc biệt là trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Võ Ngọc Sơn, Đại Minh mỗi năm xuất chuồng trên 10.000 con lợn thịt.

Năm 2014 giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 115.719,95 triệu đồng, tăng bình quân 9,15%/năm trong giai đoạn 2010 – 2014. Giai đoạn 2010 - 2014 tổng đàn gia súc tăng từ 73.940 con năm 2010 lên 75.580 con vào năm 2014, tổng đàn gia cầm cũng tăng từ 257.008 con năm 2010 lên 768.930 con năm 2014, thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5. Sản lượng gia súc, gia cầm của huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014 ĐVT: con 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng đàn gia súc 73.940 71.388 74.526 75.580 76.649 - Trâu 4.380 4.349 4.169 4.148 4.127 - Bò 20.445 19.112 9.982 10.650 11.363 - Heo 49.115 47.927 60.375 60.782 61.192 Tổng đàn gia cầm 257.008 284.708 573.769 664.220 768.930 Chăn nuôi khác 3.990 4.086 1.344 1.385 1.427

Trong những năm gần đây chăn nuôi ở huyện phát triển tương đối ổn định, tổng đàn gia súc tăng từ 73.940 con năm 2010 lên 76.649 co năm 2014 chủ yếu do Heo có xu hướng tăng nhanh từ 49.115 con năm 2010 tăng lên 61.192 con năm 2014 với tỷ lệ tăng 24,59 %; còn Trâu giảm dần đều, còn bò có xu hướng giảm nhanh từ 20.445 con năm 2010 xuống còn 11.363 con với tỷ lệ giảm 44,42 %. Bên cạnh đó tổng đàn gia cầm tăng nhanh từ 257.008 con năm 2010 lên 768.930 con năm 2014 với tỷ tăng 199 %; tổng đàn gia cầm tăng nhanh như trên chủ yếu do các hộ dân, trang trại nuôi gà đẻ trứng.

c. Dịch vụ

Dịch vụ trong nông nghiệp có giá trị sản xuất năm 2014 là 17.653,87 triệu đồng tăng 4,81% so với năm 2013 (Năn 2013 là: 16.843,18 triệu đồng); giai đoạn 2010-2014 tăng bình quân 13,53%/năm. Dịch vụ là nhóm có mức tăng bình quân cao nhất của ngành nông nghiệp, nhưng có tỷ trọng khá khiêm tốn so với giá rị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm 4,28%. Trong tương lai chính quyền huyện cần có hướng chỉ đạo cụ thể Phòng nông nghiệp huyện mở rộng các dịch vụ trong nông nghiệp nhằm hỗ trợ, phục vụ nông dân phát triển nông nghiệp một cách tối đa như mông mỏi của nông dân là: Ra ngõ gặp dịch vụ, đó là mơ ước của bất cứ người nông dân nào khi tham gia các hoạt động SXNN. Chính vì thế, các dịch vụ nông nghiệp như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tư nông nghiệp và dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất ra đời như một điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu đó. Dịch vụ càng phát triển, người nông dân càng có nhiều điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp huyện nhà.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 50 - 57)