Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 46 - 50)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế

Năm 2014 mặc dù còn gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng huyện Đại Lộc vẫn có bước phát triển ổn định trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế tăng

trưởng khá, vượt chỉ tiêu đề ra. Tổng giá trị sản xuất đạt 3.667,78 tỷ đồng, tăng 14,48% so với năm 2013.Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được mùa; giá trị sản xuất năm 2014 đạt 412,375 tỷ đồng, tăng5,11% so với năm 2013; thu nhập bình quân đầu người đạt 21,46 triệu đồng/năm.

b. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, huyện Đại Lộc chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện được cải thiện đáng kể, nhất là hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, chợ, thông tin liên lạc…

Đại Lộc có hệ thống giao thông thông suốt nối Đại Lộc với các huyện của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Tính đến hết năm 2013: Hệ thống quốc lộ có tuyến đường Quốc lộ 14B đi qua 2 xã Đại hiệp và Đại Sơn với chiều dài qua huyện là 36 Km, thuận lợi cho việc giao lưu mua bán hàng hóa giữa Đại Lộc với các huyện, các tỉnh khác. Hệ thống tỉnh lộ (ĐT 609) đi từ thị trấn Ái Nghĩa đến An Điềm - Đại Hưng dài 32,6 Km và đường (ĐT609B) tuyến 14B Đại Hiệp – Giao Thủy dài 11,9 Km. Hệ thống huyện lộ có 20 tuyến (ĐH 1.ĐL – ĐH 20.ĐL) với tổng chiều dài 109,5 Km trong đó bê tông và nhựa hóa được 90,4 Km. Mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn huyện có tổng chiều dài 671,949 Km vàđã được bê tông và nhựa hóa 400 Km, chiếm 60% . Đường giao thông nội đồng đã được mở rộng, tuy nhiên về lâu dài phải được kiên cố hóa để thuận lợi cho việc vận chuyển phân bón, sản phẩm nông nghiệp...

Trong năm 2014, từ nguồn hỗ trợ, đầu tư của UBND tỉnh cùng nhiều nguồn vốn khác huyện Đại Lộc đã chú trọng xây dựng, nâng cấp hoàn thành nhiều công trình giao thông trọng điểm có quy mô chiến lươc, lâu dài, tạo hành lang cho sự phát triển kinh tế của huyện nhà và đáp ứng nhu cầu đi lại

của nhân dân như : công trình đầu tư nâng cấp, mở rộng cầu Quan Âm (đoạn nối liền 2 xã Đại Nghĩa và Đại Quang); tuyến đường ĐT 609 - đoạn Km 27+37 dẫn từ Hà Nha của xã Đại Đồng đi Hà Tân ( Đại Lãnh); tuyến ĐT 609 nối từ xã Điện Hồng đến ngã tư thị trấn Ái Nghĩa. Đặc biệt, bến xe khách Đại Lộc được đưa vào hoạt động và được công nhận đạt chuẩn loại 3 trong năm 2014. Hạ tầng giao thông nông thôn toàn huyện cũng không ngừng được cải thiện, đầu tư với 16,871km bê tông xi măng được phát triển…

Cùng với việc đầu tư, mở rộng nhiều tuyến đường UBND huyện Đại Lộc còn tiến hành duy tu, sửa chữa, triển khai dặm vá, phát dọn lòng lề các tuyến đường ĐX và ĐH nhằm đảm bảo cho công trình sử dụng được lâu dài và tăng tuổi thọ; kiểm tra, giải tỏa các hành lang che khuất tầm nhìn về giao thông và tham mưu xử lý kỹ thuật các điểm đen trên các tuyến đường thường xảy ra tai nạn. Tổ chức nghiệm thu quyết toán bảo trì sửa chữa đường bộ ĐH 4 ĐL, ĐH 11 ĐL đã làm nên một diện mạo mới của huyện Đại Lộc.

Trong những năm qua, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng, nâng cấp. Đến năm 2014, toàn huyện đã xây dựng được 5 hồ chứa, 6 đập dâng, 12 trạm bơm, 135 km kênh mương nên chủ động được nước tưới khoảng 90% diện tích sản xuất lúa nước, cơ bản đảm bảo nước cho cây lúa phát triển tốt. Tuy nhiên, 30% kênh mương chưa được kiên cố hoá nên vẫn còn tình trạng thẩm thấu, lãng phí nước. Về thủy lợi hóa đất màu thực hiện bằng phương pháp xây dựng trạm biến áp hạ thế điện lưới, khoan (đóng) giếng tại ruộng và dùng mô tơ điện có công suất nhỏ để bơm nước tưới. Thủy lợi hóa đất màu góp phần tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.

Đến năm 2014, 100% số xã trên địa bàn huyện đã có điện quốc gia góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp của huyện, tuy nhiên vẫn còn 30 hộ dân của xã Đại Sơn chưa có điện để sử dụng. Hiện nay, để có nước tưới cho diện tích đất màu, 3 trạm biến áp hạ thế được xây dựng ở các cánh đồng.

Mạng lưới viễn thông phủ sóng toàn huyện với chất lượng sóng tốt, 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã, mạng Internet về đến các xã miền núi, khó khăn, 25,6% số hộ sử dụng điện thoại cố định và hàng vạn điện thoại di động, truyền hình cáp đã có ở trung tâm huyện đáp ứng yêu cầu về thông tin liên lạc của xã hội.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của huyện đã có những bước chuyển biến tích cực, đã giải quyết tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa cung và cầu, mở rộng địa bàn phục vụ, chất lượng phục vụ từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn cần hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng.

c. Dân số, nguồn nhân lực

Đại Lộc có dân số đông, năm 2014 là 149.509 người, cầu thị trường về sản phẩm nông nghiệp tương đối lớn. Trong đó, nam chiếm 49,37%, nữ chiếm 50,63% và cơ cấu này ít thay đổi qua các năm. Mật độ dân số cao 254,33 người/km2

. Lực lượng lao động huyện Đại Lộc dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, nhất là ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp, thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1. Tình hình dân số huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014

2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dân số 146.172 146.406 148.039 148.772 149.509 Nam 71.754 72.004 72.904 73.359 73.817 Nữ 74.418 74.402 75.135 75.413 75.692 % Nữ 50,91% 50,81% 50,75% 50,66% 50,63 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 8,92 8,41 8,16 10,15 10,45 Số người trong độ tuổi

LĐ có khả năng LĐ 65.520 65.547 65.547 66.854 68.187 LĐ trong nông nghiệp 52.107 50.691 50.219 52.341 54.553

2010 2011 2012 2013 2014

Thành thị 16.241 16.273 17.200 17.037 16.876 Nông thôn 129.931 130.133 130.839 132.821 134.833 % thành thị 0,11 0,11 0,12 0,11 0,10 % nông thôn 0,89 0,89 0,88 0,89 0,90

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc qua các năm)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 46 - 50)