7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng sử dụng các yếu tố nguồn lực
a. Đất đai
Cơ cấu sử dụng đất của huyện Đại Lộc đang chuyển dịch theo hướng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện và dần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 2.9. Tình hình sử dụng đất của huyện giai đoạn 2010-2014
T T Chỉ tiêu 2010 2014 Tăng, giảm Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Tổng diện tích đất tự nhiên 58.707,24 100% 58.708,82 100% 1,58 I Đất NN 43.170,24 73,53 43.245,13 73,66 74,89 1 Đất SXNN 8.264,07 19,14 8.418,08 19,47 154,01 Đất trồng cây hàng năm 7.356,79 89,02 7.308,75 86,82 -48,04 Đất trồng cây lâu năm 907,28 10,98 1.109,33 13,18 202,05 2 Đất lâm nghiệp 34.837,30 80,70 34.756,57 80,37 -80,73 3 Đất nuôi trồng T. sản 49,74 0,12 50,92 0,12 1,18 4 Đất NN khác 19,13 0,04 19,56 0,05 0,43 II Đất phi NN 9.676,61 16,48 9.835,44 16,75 158,83
T T Chỉ tiêu 2010 2014 Tăng, giảm Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) 1 Đất ở 2.342,42 24,21 2.377,01 24,17 34,59 2 Đất chuyên dùng 3.584,43 37,04 3.675,90 37,37 91,47
3 Đất nghĩa trang, nghĩa
địa 430,96 4,45 429,34 4,37 -1,62 4 Đất sông suối 3.248,90 33,57 3.267,30 33,22 18,40 5 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 20,79 0,21 21,10 0,21 0,31 6 Đất phi NN khác 49,11 0,51 65,11 0,66 16,00 III Đất chưa sử dụng 5.860,61 9,98 5.628,25 9,59 -232,36
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc qua các năm)
Qua bảng số liệu trên cho thấy đất SXNN nói chung tăng thêm 154,01 ha; trong đó chủ yếu do đất trồng cây lâu năm tăng 202,05 ha, còn đất trồng cây hàng năm giảm 48,04ha. Đến năm 2014 đất chưa sử dụng còn nhiều với 5.628,25 ha.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Đại lộc đã đạt được thành tựu quan trọng làm nền tảng thúc đẩy phát triển SXNN bền vững, chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thu nhập của người nông dân, bảo vệ môi trường sinh thái.
Để đạt được những kết quả đó, trước hết ngành nông nghiệp huyện đã trú trọng tới công tác quy hoạch SXNN, trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành nông lâm nghiệp với những điều kiện đặc thù về đất đai, khí hậu và nhu cầu của thị trường. Phòng nông nghiệp huyện đã lựa chọn được các cây trồng
chủ lực có hiệu quả kinh tế cao, sau đó định hình quy hoạch và tổ chức về quy hoạch sản xuất vùng sản xuất hàng hóa. Các cây trồng được lựa chọn để quy hoạch sản xuất hàng hóa gồm cây lương thực thương phẩm, sản xuất hạt giống lúa với hơn 1.000ha, cây ngô lai với 600 ha, cây đậu phụng 950ha, cây chuối 600 ha . Tổng diện tích cây lương thực được lựa chọn để quy hoạch chi tiết sản xuất hàng hóa là 3.750 ha chiếm hơn 48% diện tích nông nghiệp của huyện. Đến nay toàn huyện đã quy hoạch chi tiết xây dựng 36 cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn của 18 xã , Thị trấn với hơn 1.434 ha mỗi cánh đồng được bố trí một loại giống nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có sự liên kết của các nhà doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân .
Trong nhiều năm qua, tranh thủ những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, huy động nội lực trong nhân dân và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất hàng hóa tập trung. Hiện nay toàn huyện đã có nhiều vùng sản xuất hàng hóa giá trị kinh tế cao như: cây chuối giá trị trung bình đạt 120 triệu đồng /ha mỗi năm, 2800 ha đất đạt giá trị trên 80 đến 100 triệu đồng mỗi năm, trong đó có 800 ha đạt giá trị trên 150 triệu đồng . Mô hình sản xuất rau xanh an toàn từ thôn Bàu Tròn xã Đại An được nhân rộng đến các xã Đại Nghĩa, Đại Cường, Đại Thắng, Đại Minh đạt hiệu quả kinh tế cao. Hệ thống sử dụng đất đạt 1,79 lần tăng 0,24 lần so với năm 2008. Tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt bình quân đạt 14%/năm, tổng sản lượng lương thực đạt trên 63.351 tấn, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác ước đạt trên 54 triệu đồng.
b. Lao động
Lao động nông nghiệp của huyện rất dồi dào do dân số khá đông, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, nhưng cũng là một gánh nặng về giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người dân, thể hiện qua bảng 2.10.
Bảng 2.10. Tình hình LĐ trong SXNN huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014 ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng lao động Người 97.286 91.448 91.931 94.952 95.845 Lao động NN Người 52.107 50.691 50.219 52.341 51.265 Tỷ lệ LĐNN % 53,56% 55,43% 54,63% 55,12% 53,48% Đất NN Ha 43.170,24 43.226,60 43.119,79 43.303,83 43.245,13 - Đất SXNN Ha 8.264,07 8.233,29 8.221,26 8.407,23 8.418,08 Số LĐ/ha đất NN LĐ /ha 1,21 1,17 1,16 1,21 1,19 - Đất SXNN LĐ /ha 6,31 6,16 6,11 6,23 6,09
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc qua các năm)
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch, tổng số lao động năm 2010 là 52.107 người đến năm 2014 giảm xuống còn 51.265 người. Mức độ sử dụng lao động bình quân 1ha đất nông nghiệp là 1,19-1,21 lao động/ha, đất SXNN là 6,09-6,31 lao động/ha.
Bình quân lao động trên diện tích đất sản xuất giảm, trong khi số lao động giảm từ 6,31 lao động/ha năm 2010 xuống còn 6,09 lao động/ha năm 2014. Diện tích sản xuất nông nghiệp tăng và sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng từ 432,53kg/người/năm năm 2010 lên mức 442,35kg/người/năm năm 2014, bảng 2.11
Bảng 2.11. Sản lượng lương thực bình quân đầu người huyện Đại Lộc giai đoạn 2010-2014
ĐVT: kg/người/năm
2010 2011 2012 2013 2014
Sản lượng lương thực 432,53 422,23 429,47 424,13 442,35
c. Vốn đầu tư
Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn ngân phục vụ thực hiện các mô hình sản xuất, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề, chống hạn, tiêm phòng, cải tạo nạc hóa đàn heo… góp phần quan trọng vào phát triển ngành nông nghiệp.
Nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cấp đập hồ, kiên cố hóa kênh mương, hệ thống mương dẫn nước. Ngoài ra còn đầu tư hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, hỗ chợ mua các loại máy cày, máy gặt lúa, đầu tư máy bơm di động bảng 2.12.
Bảng 2.12. Nguồn vốn đầu tư trong SXNN của huyện Đại Lộc giai đoạn 2010- 2014 ĐVT: triệu đồng Năm Tổng số NSTW NS Tỉnh NS huyện NS Xã Nhân dân đóng góp 2010 25.811 5.913 6.295 3.637 1.575 8.391 2011 28.392 6.504 6.924 4.001 1.733 9.230 2012 38.238 10.111 9.911 5.477 2.482 10.257 2013 37.727 9.877 9.677 5.441 2.814 9.918 2014 44.124 15.900 10.530 5.213 2.627 9.854
(Nguồn: Phòng Tài chính huyện qua các năm)
Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp của huyện chưa được đa dạng hoá chủ yếu từ ngân sách cấp (từ trung ương đến xã) và nhân dân đóng góp, năm 2010 tổng vốn đầu tư của toàn huyện là 25.811 triệu đồng lên 44.124 triệu đồng vào năm 2014. Trong đó năm 2010 vốn từ ngân sách chiếm 67,49 %, vốn nhân dân đóng góp 32,51 %; năm 2014 vốn ngân sách chiếm 77,67 %, vốn nhân dân đóng góp 22,33%.
d. Khoa học công nghệ
Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, huyện rất trú trọng công công tác sản xuất hạt giống cây trồng các loại, nhất là hạt giống lúa lai F1, lúa thuần nguyên chủng với các gống như Nhị ưu 838, Bắc ưu 903, Nam ưu 604, LC 25, HYT 100, HYT 108, CT 16 …, giống đậu xanh, ngô và các loại hạt giống rau để cung cấp giống cho nhân dân.
Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ truyền tinh nhân tạo cho lợn và bò, chương trình bò lai sind và heo giống Móng Cái hóa đàn lợn. Tính đến cuối năm 2014 toàn huyện có 4.500 con trâu, trên 11.700 con bò; trong đó có 7.722 bò lai chiếm 66 % . Tổng đàn heo trên 9.200 con lợn nái với 90% là nái giống Móng Cái và 10% là giống Youshire, Landrad. Hình thành trang trại chuyên sản xuất lợn giống, lợn thịt và gia trại nuôi bò lai lấy thịt.
Đối với gia cầm: Du nhập nhiều loại con vật nuôi mới như: Ngan Pháp, vịt siêu trứng Kakicambel, vịt siêu thịt CV_Super M, gà chuyên chứng Goldline của Pháp hoặc Isa Brow của Mỹ, gà thả vườn tam hoàng . . . đã cải thiện đáng kể về năng suất vật nuôi, từng bước ứng dụng rộng rãi các quy trình công nghệ chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Hình thành trang trại chăn nuôi gia cầm chuyên trứng, trang trại chăn nuôi tổng hợp, gia trại chăn nuôi gia cầm.
Tất cả các mô hình trang trại tiên tiến đều áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống về công nghệ mới, hướng dẫn nhân dân ứng dụng công nghệ bếp Biogaz, góp phần bảo vệ môi trường, tăng nguồn phân hữu cơ được phân hủy tốt cung cấp cho đồng ruộng. Áp dụng các thiết bị, công nghệ phục vụ cho nông nghiệp, bảng 2.13.
Bảng 2.13. Số lượng máy phục vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Lộc STT ĐƠN VỊ (CÁC XÃ) LOẠI MÁY Máy cày các loại Máy gặt đập liên hợp Máy gặt xếp hàng Máy sấy lúa 1 Đại Thạnh 20 2 0 0 2 Đại Cường 31 0 29 0 3 TT Ái Nghĩa 23 5 0 1 4 Đại Hưng 24 14 2 0 5 Đại Nghĩa 26 10 2 1 6 Đại Hồng 11 1 0 0 7 Đại Sơn 2 2 0 0 8 Đại An 13 0 1 0 9 Đại Tân 9 2 15 0 10 Đại Hòa 26 11 7 0 11 Đại Phong 18 0 2 0 12 Đại Lãnh 23 8 0 0 13 Đại Quang 49 14 2 0 14 Đại Hiệp 32 12 2 0 15 Đại Minh 19 10 4 0 16 Đại Thắng 18 8 3 0 17 Đại Chánh 11 5 0 0 18 Đại Đồng 8 4 0 0
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc)
Qua bảng số liệu trên, mặc dù huyện đã áp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp nhưng mức độ còn hạn chế.