Tình hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 67 - 71)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Tình hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp

có xu hướng tăng lên, được nêu trong bảng 2.14

Bảng 2.14. Số lượng cơ sở SXNN trên địa bàn huyện Đại Lộc

ĐVT: Cơ sở

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số cơ sở SXNN 24 27 29 29 30 Trang trại SXNN 7 10 12 12 13

Hợp tác xã NN 17 17 17 17 17

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Đại Lộc)

Qua bảng 2.14 cho thấy cơ sở sản xuất nông nghiệp đã tăng từ 24 cơ sở năm 2010 lên 30 cơ sở vào năm 2014, trong đó chủ yếu là do cơ sở trang trại tăng thêm 6 cơ sở.

a. Kinh tế trang trại

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, trang trại có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu to lớn của xã hội, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún. Phát triển trang trại gắn liền với việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đất đai và nguồn vốn. Do vậy phát triển kinh tế trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Đại Lộc số lượng trang trại nhìn chung đã có sự chuyển biến lớn từ 7 trang trại chăn nuôi năm 2010 đến năm 2014 có 13 trang trại, phần lớn các trang trại mới đi vào hoạt động, quy mô không lớn, giá trị sản xuất hàng hóa còn hạn chế, do đó chưa thu hút và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho lực lượng lao động của huyện. Doanh thu năm 2010 của 7 trang trại là 12.355 triệu đồng và lãi 2.450 triệu

đồng, đến hết năm 2014 doanh thu của 13 trang trại là 79.800 triệu đồng và lãi 5.300 triệu đồng.

Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp, lao động trong những trang trại chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện gần đây đã được phát triển theo mô hình mới, có định hướng, quy mô trang trại ngày càng được mở rộng.

Nguồn lực tài chính của các chủ trang trại còn đơn điệu (phần lớn vốn của các trang trại là do quá trình tích lũy của kinh tế nông hộ, một số ít vay từ các quỹ của các tổ chức đoàn thể ở địa phương như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, v.v..) nên phần lớn các trang trại bị thiếu hụt vốn, dẫn đến việc đầu tư cho sản xuất không đồng bộ.

Mức độ trang bị cơ giới và áp dụng khoa học công nghệ của các trang trại đã được cải thiện hơn trước, đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống mới, công nghệ sinh học, thức ăn, quy trình sản xuất, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng ổn định.

Kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại cũng được đầu tư, đang dần hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung quy mô lớn.

b. Kinh tế hợp tác xã

Trong thời gian qua thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để huy động mọi nguồn lực tập trung vào phát triển nông nghiệp.

Nhà nước đã tạo điều kiện thu hút nhiều ngành kinh tế tham gia thông qua các loại hình như HTX nông nghiệp, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, đã tạo ra bước chuyển biến tích cực trong SXNN góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng đa dạng hóa, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với thị trường hàng hóa đồng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn.

HTX đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo ra mối liên kết, hợp tác giữa những người sản xuất nhỏ, tăng cường sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường, khai thác các tiềm năng về vốn, kỹ thuật, để phát triển các ngành nghề, đa dạng hóa kinh tế nông thôn, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các hộ nông dân, xã viên với nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước, tăng cường mối quan hệ liên minh công nông về kinh tế. Nhờ hoạt động của HTX, các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ SXNN phần nào đáp ứng kịp thời, đảm bảo chất lượng.

Tính đến hết năm 2014 toàn huyện có 17 HTX, các HTX đa số hoạt động trung bình, các HTX ở huyện Đại Lộc đa dạng trong hình thức hoạt động như: dịch vụ thủy lợi, bảo vệ thực vật, cung cấp vật tư, phân bón, giống cây trồng vật nuôi, dịch vụ điện, tín dụng và giúp bà con nông dân tiêu thu sản phẩm. Doanh thu bình quân của một Hợp tác xã năm 2010 3.250 triệu đồng, đến năm 2014 doanh thu bình quân tăng lên 4.744 triệu đồng. Lãi bình quân một HTX năm 2010 là 95 triệu đồng, đến năm 2014 lãi 110 triệu đồng

c. Tình hình liên kết trong nông nghiệp

Hình thành 36 cánh đồng chuyên canh nông dân canh tác lúa trên cánh đồng mẫu lớn cho 18 xã, thị trấn có tổng diện tích 1.434ha trong năm 2013 và 27 cánh đồng mẫu lớn với diện tích 1.250ha trong năm 2014. Tính đến hết năm 2014 toàn huyện thực hiện được 2.800 ha đất có giá trị 80 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 802 ha đạt trên 150 triệu đồng/ha/năm và 1.642ha đạt từ 80 triệu đến 150 triệu đồng/ha. Liên kết sản xuất lúa giống giữa nông dân, HTX với doanh nghiệp, sự liên kết sản xuất lúa giống như vậy nông dân được nhiều cái lợi như lúa giống, phân bón, kỹ thuật... được Doanh nghiệp hỗ trợ. Sản phẩm làm ra cũng được thu mua hết với giá cao hơn lúa

thương phẩm từ 20 - 25%. Phía Doanh nghiệp bắt tay liên kết cũng được một khoản lợi nhuận cao. Vd như Lão nông Võ Đình Quý ở thôn Bộ Bắc cho biết: “Đã 2 năm liên tiếp, từ liên kết với TCty CP Giống cây trồng Thái Bình (TSC) SX 3 sào giống lúa TBR 225. Cuối vụ được Cty thu mua hết sản phẩm. Bà con nơi đây làm được bao nhiêu lúa giống đều được tiêu thụ hết”. Nhờ sự liên kết với doanh nghiệp làm lúa giống mà HTX Đại Minh, Hợp tác xã Đại Hòa ngày càng phát triển và có nguồn thu ổn định, nhờ Cty đầu tư giống, cử cán bộ "nằm vùng" để theo tình hình sâu bệnh, lúa phát triển rất tốt. Kỹ thuật chăm sóc của bà con được nâng lên rõ rệt, họ nhận biết được sâu bệnh gây hại và dùng loại thuốc gì để phòng trừ. Ngoài ra HTX Ái Nghĩa đã chủ động trong việc ký hợp đồng với các công ty sản xuất lúa trong và ngoài nước như công ty Mahyco (Ấn Độ), công ty Cường Tân (Nam Định), công ty giống chất lượng cao Hải Phòng, PC6 Việt Nam … nhằm bao tiêu sản phẩm đầu ra cho người dân.

Xây dựng cánh đồng sản xuất rau xanh được chứng nhân theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích 23,5ha tại Bàu Tròn xã Đại An và 6ha thôn 10 xã Đại Cường gắn với thương hiệu rau Bàu Tròn và đã nhân rộng mô hình rau Bàu Tròn thành vùng chuyên sản xuất rau ở các xã Đại nghĩa, Đại minh, Đại phong, Đại Thắng với diện tích 120ha mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 67 - 71)