CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂNNÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 36)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂNNÔNG NGHIỆP

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên nông nghiệp của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật, khí hậu), tài nguyên tài chính (tích lũy của nền kinh tế, mức tiết kiệm của cư dân), tài nguyên xã hội (vốn xã hội) ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền nông nghiệp. Tài nguyên nông nghiệp qui định lợi thế so sánh về nông nghiệp của mỗi vùng và quốc gia, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp.

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Vốn đất, cơ cấu sử dụng đất, v.v.. ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng vật nuôi, mức độ thâm canh tăng năng suất.

Khí hậu: với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm và sự bất thường của thời tiết như bão lụt, hạn hán... ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi,

khả năng tăng vụ. Quảng Nam là tỉnh thuộc Nam Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giá mùa, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

Nguồn nước: là một trong những yếu tố quan trọng trong SXNN, tùy từng loại cây trồng và mức độ cần nước khác nhau để bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, nên cần có hệ thống thủy lợi để tưới tiêu vào những thời điểm thích hợp.

Sinh vật: là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các giống cây trồng vật nuôi, sự đa dạng về hệ động vật, thực vật là tiền đề để hình thành và phát triển các giống cây trồng vật nuôi, thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái ở từng vùng. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.

1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Nhân tố về điều kiện kinh tế

- Thứ nhất là thị trường:

+ Thị trường nông sản có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, là điều kiện, môi trường của nông nghiệp hàng hóa. Giá cả thị trường cung cấp tín hiệu, thông tin về nông sản để nhà sản xuất chủ động sản xuất nông sản sao cho có lợi thế nhất. Thị trường nông sản còn dự báo tình trạng của sự phát triển nông nghiệp hàng hóa. Khi thị trường nông sản phát triển góp phần làm cho nông sản hàng hóa ngày càng phong phú cả về số lượng, chủng loại và đảm bảo chất lượng.

+ Giá cả nông sản: Khi cung sản lượng bằng cầu, người chủ sản xuất kinh doanh có lợi nhuận chỉ bằng giá trị được tạo ra trong quá trình sản xuất. Khi cung nhỏ hơn cầu, sản xuất hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu xã hội, do đó hàng bán chạy, nhà sản xuất có lợi nhuận cao. Những người sản xuất loại hàng hóa này sẽ có khuynh hướng mở rộng quy mô sản xuất. Khi cung cao hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra vượt với nhu cầu xã hội, hàng hóa bán không

hết hoặc bán với giá thấp, do đó nhà sản xuất bị thua lỗ. Tình trạng này buộc những người sản xuất ngành này thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển vốn kinh doanh sang ngành nghề khác.

- Thứ hai là các chính sách nông nghiệp:

Hiện nay Nhà nước ta đang sử dụng một hệ thống các chính sách tác động trực tiếp tới sự phát triển của nông nghiệp:

+ Mục tiêu của chính sách ruộng đất là quản lý, sử dụng sao cho có hiệu quả, đồng thời bảo vệ độ phì nhiêu của đất đai, vì đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt của nông nghiệp.

+ Chính sách đầu tư từ vốn ngân sách cho phát triển nông nghiệp được nhà nước rất trú trọng qua các thời kỳ phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù vậy, nhưng trên thực tế tỷ trọng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho ngành nông nghiệp trong tổng số vốn đầu tư ngân sách còn thấp.

+ Mục đích trực tiếp của chính sách tín dụng là bổ sung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp. Hiện nay do nhu cầu vay vốn tín dụng của các hộ nông dân để phục vụ cho SXNN là khá cao nên mục tiêu lâu dài của chính sách tín dụng là góp phần thúc đẩy sự ra đời của thị trường vốn trong nông thôn. Những năm gần đây, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ sản xuất vay vốn như: (1) Đổi mới tổ chức ngành ngân hàng thành hệ thống hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại. Tham gia vào thị trường vốn tín dụng ở nông thôn có các Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Thương mại cổ phần, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Các tổ chức tín dụng này sẽ tạo ra khả năng huy động nguồn vốn tối đa đáp ứng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp. (2) Huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và nhân dân bằng nhiều hình thức thích hợp như: tiết kiệm, tiền gởi có kỳ hạn và không kỳ hạn, tín phiếu… (3) Mở rộng việc cho vay của các tổ chức tín dụng đến hộ sản xuất

nông nghiệp để phát triển sản xuất, không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sản xuất. (4) Ưu tiên cho vay để triển khai thực hiện các dự án của Nhà nước, đối tượng thuôc vùng cao, vùng xa, vùng sâu, vùng kinh tế mới, hải đảo và các hộ nghèo, góp phần xoá đói giảm nghèo trong nông thôn.

+ Chính sách giá cả trong nông nghiệp là ổn định giá cả, ổn định thị trường SXNN, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng. Để thực hiện được chính sách trên cần: (1) Bình đẳng quan hệ tỷ giá giữa hàng công nghiệp và dịch vụ với hàng nông sản. (2) Thực hiện chế độ thống nhất giá đối với mọi loại vật tư và nông sản hàng hoá. (3) Trong những trường hợp đặc biệt, nhà nước cần có chính sách trợ giá đầu vào để hỗ trợ sản xuất phát triển hoặc mua trợ giá đối với sản phẩm đầu ra nhằm ổn định giá cả thị trường, chống tụt giá quá mức có tác động xấu đến SXNN.

+ Chính sách xuất khẩu nông sản là một chính sách quan trọng của nhà nước ta nhằm khai thác lợi thế so sánh của nền nông nghiệp Việt Nam. (1) Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản. Đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hoá thị trường để khai thác tối đa lợi thế của vùng. Tăng tỷ trọng xuất khẩu nông sản đã qua chế biến và hạn chế tối đa tỷ trọng xuất khẩu nông sản thô. (2) Bên cạnh đó cần khuyến khích, gia tăng sản xuất những mặt hàng nông sản hay thực phẩm thay thế nhập khẩu để tăng hiệu quả kinh tế cho đất nước. (3) Chính phủ cần sử dụng các công cụ kinh tế để để khuyến khích xuất khẩu nhu chính sách thuế, tỉ giá hoái đoái, hạn ngạch,…

+ Chính sách khuyến nông có từ rất sớm trong lịch sử phát triển nông nghiệp nước ta. Nhà nước tổ chức hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến cơ sở, cho phép phát triển các tổ chức khuyến nông tự nguyện của các đoàn thể để giúp nông dân phát triển sản xuất, phổ biến tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến bảo quản, phổ biến kinh nghiệm điển hình tiên

tiến, bồi dưỡng và phát triển kỹ năng, kiến thức về kinh tế và kỹ thuật cho nông dân và tổ chức khuyến khích các phong trào sản xuất và hoạt động cộng đồng ở nông thôn.

+ Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một chính sách lớn của Đảng ta. Mục tiêu của chính sách là biến nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Chính sách đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: (1) Phát triển nhanh, vững chắc và có hiệu quả các ngành công nghiệp dịch vụ ở nông thôn và tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế nông - công - dịch vụ ở mỗi vùng và mỗi địa phương nhất là những ngành công nghiệp dịch vụ phục vụ nông nghiệp. (2) Tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm chăn nuôi và chú trọng chăn nuôi xuất khẩu.

- Thứ ba là phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:

Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có tính chất rất quan trọng đối với xã hội giúp xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển. Nông dân và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Trước những yêu cầu trên, Nhà nước chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp đồng thời xây dựng nông thôn mới có kết cấu ha tầng theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, phát huy mọi tiềm năng nhân tố con người vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Tuy có sự phát triển mạnh mẽ nhưng thực tế hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất

nông, chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa. Đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn thì hầu hết các địa phương chưa có quy hoạch đồng bộ mạng lưới giao thông nên chưa xây dựng được kế hoạchlâu dài để phát triển, điều này làm cho việc đầu tư còn tự phát, chưa có tính định hướng, gây ảnh hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này.

Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn còn nhiều bất cập. Từ những đánh giá về vị trí vai trò, thực trạng phát triển giao thông nông thôn nêu trên, để phát triển nông nghiệp, nông thôn và hiện đại hóa nông nghiệp thì công tác quy hoạch, xây dựng phát triển giao thông nông thôn cần phải được chú trọng, quan tâm trong giai đoạn 2015- 2020.

b. Nhân tố điều kiện xã hội

Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển nông nghiệp có thể xem các yếu tố quan trọng có liên quan như dân tộc, dân số, truyền thống, dân trí.

- Dân cư và nguồn lao động: Dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động nông nghiệp vì vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản. Trong sản xuất nông nghiệp dù ở lĩnh vực trồng trọt hay chăn nuôi cũng cần công lao động là rất lớn, do đó phải phân bố ở vùng đông dân cư có lực lượng lao động. Bên cạnh đó, truyền thống sản xuất, tập quán sinh hoạt của các dân tộc, trình độ dân trí trong cộng đồng dân cư có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng, vật nuôi.

- Các quan hệ sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng rất lớn tới phát triển nông nghiệp và các hình thức tổ chức SXNN

1.3.3. Điều kiện kỹ thuật

Trong thời đại ngày nay, các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng

chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cũng như đối với sản xuất hàng hoá nông nghiệp nói chung. Nhận định đó được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đó là những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chống chịu bệnh, khả năng thích ứng sự biến đổi của khí hậu, ổn định năng suất cây trồng, vật nuôi, ổn định sản lượng sản phẩm hàng hoá. Các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt có khả năng tăng qui mô sản lượng hàng hoá mà không cần mở rộng diện tích của vùng chuyên môn hoá. Bên cạnh những tiến bộ trên về công tác giống, còn phải kể đến xu hướng lai tạo, bình tuyển các giống cây trồng cho sản phẩm phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Thứ hai là phổ biến đến người SXNN hệ thống qui trình kỹ thuật tiên tiến. Nhờ sự phối hợp ngày càng hiệu quả giữa các cơ quan khuyến nông với các tổ chức truyền thông, nên đã rút ngắn được thời gian chuyển tải kỹ thuật mới từ nơi nghiên cứu đến người nông dân.

Thứ ba là sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại những thị trường xa xôi. Thông qua đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thay vì nông sản chỉ được tiêu thụ tại chỗ, hoặc ở vùng lân cận. Đồng thời, trong lĩnh vực này cũng tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, thay vì nông sản chỉ được tiêu dùng trong một khoảng thời gian ngắn, ngày nay càng có điều kiện để tiêu thụ nông sản ngày càng dài hơn, thậm chí là quanh năm.

Các điều kiện khác như: hệ thống tưới, tiêu nước, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh, trình độ của người nông dân… cũng phải phân tích khi nghiên cứu những điều kiện kỹ thuật ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘICỦA HUYỆN ĐẠI LỘC ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Đại Lộc là huyện trung du nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 70 km.

Phía Đông giáp huyện Điện Bàn, huyện Duy Xuyên, nơi có điều kiện tương đồng tạo sự hợp tác và liên kết trong phát triển sản xuất ...

Phía Tây giáp huyện Nam Giang và một phần huyện Đông Giang, nơi có nguồn nông lâm - thủy sản phong phú và đa dạng, có khả năng cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản.

Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên, huyện Quế Sơn.

Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung thuận lợi về thị trường, vốn, khoa học công nghệ và là đầu mối giao thông nối liền với các vùng miền của đất nước.

b. Địa hình

Đại Lộc là vùng đất vừa có đồng bằng, vừa có rừng núi, mang tính chất trung du. Trong cấu trúc địa hình của huyện, đồi núi là một bộ phận quan trọng. Rừng núi chiếm gần 2/3 diện tích đất đai toàn huyện (37.621,46 ha rừng và đất trống, đồi trọc). Đồng bằng chiếm hơn 1/3 diện tích, được hình thành tại các chân núi hoặc các vùng đồi núi bị sụt võng. Địa hình Đại Lộc cao ở phía Tây - Tây Bắc thấp dần về phía Đông. Vùng đồi núi rất thuận tiện cho việc phát triển du lịch sinh thái, nông - lâm nghiệp, cây công nghiệp dài

ngày và các loại cây ăn quả. Vùng đồng bằng thuận lợi trồng cây lương thực, thực phẩm, rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản nước ngọt.

c. Thời tiết, khí hậu

Khí hậu ở Đại Lộc là khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật. Đại Lộc là một vùng đồi thấp nối liền với một vùng rộng lớn rừng núi cao và dốc ở phía tây, tây bắc huyện và một vùng đồng bằng hẹp ở đông và nam, theo độ cao từ tây bắc thấp dần xuống đông nam. Do địa hình áp sát đồi núi, độ dốc lớn, sông suối ngắn và dốc nên mưa lớn hàng năm thường gây ra lũ lụt vào các tháng 9, 10, 11 và có khi cả tháng 12 ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện. Tổng lượng mưa của 4 tháng này chiếm 70%-75% tổng lượng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 36)