Nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

Tái sản xuất mở rộng trong nông nghiệp được thực hiện theo hai phương thức: quảng canh và thâm canh. Để phân biệt hai phương thức này, K.Mác (1963) đã chỉ rõ: “Tái sản xuất mở rộng được thực hiện "quảng canh" nếu chỉ mở rộng diện tích ruộng đất và "thâm canh" nếu sử dụng hiệu quả hơn

các tư liệu sản xuất”. Như vậy, thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách nâng cao độ phì nhiêu của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. [11]

Thâm canh nông nghiệp là quá trình kinh tế rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt trong điều kiện sản xuất hiện đại, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi rộng lớn. Vì vậy giải thích đúng đắn thâm canh nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận cũng như thực tiễn.

Trong lý thuyết Phát triển kinh tế, Sung Sang Park (1992) cho rằng quá trình phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn: sơ khai, đang phát triển, phát triển và đây cũng là quá trình phát triển theo chiều sâu dựa vào tăng cường thâm canh. Do vậy, SXNN cũng đòi hỏi trình độ sản xuất và kỹ thuật cao do đó thâm canh sẽ góp phần phát triển theo chiều sâu. Như vậy phát triển nông nghiệp dựa trên đầu tư thâm canh theo chiều sâu là quá trình không ngừng cải thiện và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới đi cùng với phương thức quản lý hiệu quả các nguồn lực trong SXNN. Quá trình đó được vận hành bởi những lao động có chất lượng cao và do đó năng suất chất lượng sản phẩm được nâng cao. Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu đi liền với đầu tư theo chiều sâu hay thâm canh và cùng hướng tới mục tiêu tăng năng suất, chất lượng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. [20]

Tiêu chí đánh giá trình độ thâm canh:

- Giống mới và tỷ lệ diện tích giống mới trong tổng số diện tích - Mức đầu tư trên một đơn vị diện tích và trên lao động nông nghiệp; - Diện tích đất trồng trọt được tưới tiêu bằng hệ thống thủy lợi; - Số lượng máy kéo, các hồ chứa, các trạm bơm;

- Tỷ lệ điện khí hóa, thông tin liên lạc, kết nối internet.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)