Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 87 - 88)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Xây dựng mô hình kinh tế theo hướng hiện đại và phù hợp, đồng thời tập trung phát triển các lĩnh vực kinh tế chủ yếu, đóng vai trò đầu tàu, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế huyện Đại Lộc: Coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp trong việc ổn định xã hội, cải thiện đời sống nông dân. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ trong ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh, bằng cách gắn kết chặt chẽ giữa áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất, chế biến, phân phối.

Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020 trong nội bộ ngành nông nghiệp giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp theo thứ tự: 52%; 40% ; 8%.

Để chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Đại Lộc ngày mạnh mẽ, chất lượng và hiệu quả, trước hết huyện cần sớm có quy hoạch sản xuất ngành nông nghiệp và làng nghề nông thôn trên địa bàn huyện để làm cơ sở cho việc định hướng đầu tư, tổ chức lại sản xuất, bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, tiểu vùng, bảo đảm cho sản xuất ổn định và phát triển bền vững. Trong quy hoạch cần quan tâm gắn kết sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đồng bộ giữa mục tiêu, chính sách và biện pháp, trên cơ sở rà soát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và phương án sản xuất ở từng tiểu

vùng để có sự điều chỉnh và chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế. Có quy hoạch và kiên quyết thực hiện theo quy hoạch được duyệt, không để sản xuất theo kiểu tự phát. Đồng thời tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu để đẩy mạnh sản xuất thâm canh, luân canh, tăng vụ và tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác tổng kết rút kinh nghiệm, tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, nhất là mô hình cánh đồng mẫu lớn và lúa chất lượng cao ở các xã Đại Tân, Đại Minh, Đại Phong, Đại Cường, Đại Thắng, v.v.. và các mô hình sản xuất theo hướng đa canh, đa cây, đa con có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Cần tổ chức sơ kết và có giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển giống nông nghiệp như Sind hóa đàn bò, heo nái giống Móng Cái, nạc hóa đàn heo, ngan pháp, vịt siêu chứng Kakicambel… qua đó rút kinh nghiệm, tăng cường đầu tư những điều kiện cần thiết để đẩy mạnh công tác sản xuất cung ứng giống cây trồng vật nuôi cho người sản xuất. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, đáp ứng được yêu cầu của thị

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)