Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 28 - 29)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là quá trình phát triển của các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương tác giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là kết quả của quá trình phát triển vừa chịu tác động của các yếu tố khách quan vừa chịu tác

động của các yếu tố chủ quan. Việc dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng lao động phù hợp để phát triển nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói riêng. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là do yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất là phải hướng tới một cơ cấu hợp lý, đa dạng, trong đó cần phát triển các ngành chủ lực có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu. Vì vậy phải đi lên phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá lớn, kiểu mô hình kinh tế trang trại. Đồng thời khuyến khích mở rộng và phát triển các hình thức hợp tác kiểu mới, đó là những hợp tác xã có hình thức và tính chất đa dạng, quy mô và trình độ khác nhau.

Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhất là đối với các nước trình độ công nghiệp hoá còn thấp như nước ta. Nhân tố kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi cơ cấu sản xuất. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu bao gồm: thị trường, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cơ sở hạ tầng.

Nhóm tiêu chí chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp:

- Thay đổi tỷ trọng diện tích cây trồng, lao động trong nông nghiệp - Thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp;

- Thay đổi tỷ trọng giá trị sản xuất trong nội bộ từng ngành;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 28 - 29)