Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 96 - 104)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Giải pháp khác

a. Ðầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

- Cơ sở hạ tầng

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các trung tâm các xã, thị trấn làm trung tâm dịch vụ, trao đổi muabán hàng hóa.

Phát triển các cơ sở thương mại, dịch vụ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo và xây dựng mạng lưới chợ trên địa bàn huyện.

- Giao thông

Đảm bảo hệ thống giao thông liên thôn, xóm, giao thông nội đồng,phấn đấu đến 2020 nhựa hóa 100% các tuyến đường do huyện quản lý, cứng hóa trên 90% các tuyến đường xã, đường thôn xóm, nội đồng. Đường nôngthôn cần được mở rộng mặt đường, nâng cấp chất lượng mặt đường, đảm bảogiao thông thuận lợi xuyên suốt đến tận thôn xóm, đảm vận chuyển, đi lại tốt về mùa mưa.

- Thủy lợi

Phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước cung cấp cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, kết hợp với nhu cầu nước trong nhân dân. Chủ động nước tưới cho phần lớn diện tích gieo trồng và nuôi trồng thủy sản. Nâng cấp hồ, đập và từng bước kiên cố hóa kênh mương, đảm bảo chủ động 100% diện tích nước tưới đến năm 2020. Cần đầu tư liên kết các hồ hiện có thành hệthống cụm hồ, nâng cao năng lực chứa nước và hỗ trợ nước tưới trên các vùng diện rộng.

Trước mắt ưu tiên nâng cấp các tuyến kênh mương thuộc các xã đảm bảo chủ động nước tưới tiêu. Nâng cấp các công trình đầu mối hiện có, bao gồm hồ chứa, trạm thủy luân và trạm bơm điện. Kiên cố hóa kênh mương nội đồng nhằm hạn chế thất thoát nước.

- Thông tin liên lạc

Yêu cầu đáp ứng nhu cầu thông tin, tăng cường các kênh thông tin đếnvới khu vực nông thôn, nhất là các thông tin về khoa học, kỹ thuật, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, thông tin giá cả thị trường nông sản, dự báo giá cả các mặt hàng nông sản để nông dân chủ động trong sản xuất.

Tóm lại, phát triển hạ tầng nông nghiệp nông thôn phải đảm bảo: Phát triển giao thông nông thôn, nội đồng, cứng hóa đường lâm sinh trọng yếu, ưu tiên vùng khó khăn, đảm bảo giao thông thông suốt, giảm chi phí vận chuyển.Tập trung đầu tư thủy lợi đảm bảo chủ động nước tưới cho phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng vùng. Nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn.

b. Giải pháp về thị trường

Liên kết doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất bao tiêu sản phẩm. Cần kiểm soát tốt thị trường đầu vào phục vụ nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tổ chức tốt hoạt động của các chợ trên địa bàn, cũng nhưmạng lưới giao thông ở vùng núi để giảm các chi phí, giúp nông dân dễ tiêuthụ sản phẩm, tăng thu nhập để tái đầu tư.

Thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về khuyến khích và tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, xây dựng hệ thống thông tin kịp thời dự báo về các thị trường tiềm năng, và nhu cầu các loại nông sản có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cao. Tạo điều kiện cho nông dân có thể tiếp cận, tham gia các chương trình dự án hợp tác nông nghiệp, các hội chợ hàng nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân có thể trực tiếp giới thiệu sản phẩm củamình với người tiêu dùng. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các thànhphần tham gia vào hoạt động thương mại, cung cấp vật tư máy móc

nông cụ phục vụ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩmnông nghiệp, xây dựng thương hiệu trên địa bàn… thông qua liên kết lien doanh để mở rộng sản xuất, dự báo thị trường… nhằm ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Huyện phải thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin thị trường để quyết định các phương ánquy hoạch, kế hoạch; xác định cơ cấu sản xuất phù hợp, gắn với thị trường và sản xuất để sản phẩm có khả năng tiêu thụ được. Đẩy mạnh việc xây dựng các hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp để thực hiện việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đối với hộ nông dân. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh về chế biến và thương mại thuộc các thành phần kinh tế thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ với các Hợp tác xã hoặc ký trực tiếp với nông dân, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

c. Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao

Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp huyện; đây là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu kinh tế của huyện, là đòi hỏi bức xúc cần phải được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Tái cơ cấu nông nghiệp là tổ chức lại sản xuất để có giá trị gia tăng cao hơn, đưa thu nhập của người làm nông nghiệp cao hơn, thu hẹp khoảng cách về thu nhập, phát triển giữa người dân nông thôn và người dân đô thị. Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn liền với xây dựng nông thôn mới, đây là 2 vấn đề

gắn kết chặt chẽ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Muốn tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới thành công phải thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, quan tâm đề ra cơ chế, chính sách hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. “Tái cơ cấu nông nghiệp thành công chỉ khi chúng ta ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp”,

d. Hoàn thiện một số chính sách liên quan

* Chính sách đất đai

- Đẩy nhanh tiến độ cấp quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp đến từng hộ nông dân theo chủ trương của Nhà nước. Đồng thời cần có chính sách cho phép và khuyến khích việc chuyển đổi sử dụng đất một cách linh hoạt tạo điều kiện cho từng hộ nông dân nên được tự do lựa chọn sản xuất câygì dựa vào mục tiêu và điều kiện nguồn lực của hộ.

- Xác định mức độ hạn điền đối với đất nông nghiệp đặc biệt là các hộ phát triển trang trại (cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm, chăn nuôi, lâmnghiệp...) bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư. Đồng thời đẩy nhanh thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để giảm manh mún, đây là tiền đề để thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp.

- Ưu tiên và khuyến khích các nông hộ mở trang trại nông lâm nghiệp,thông qua các chính sách cấp, cho thuê đất sử dụng lâu dài.

* Chính sách tín dụng nông thôn

- Các ngân hàng như ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngânhàng Chính sách xã hội nên dành ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn; tập trung vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại, công nghiệp chế biến, cơ khínông nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ, bảo lãnh và cho

hợp tác xã vay phát triển sản xuất kinh doanh, cho nông dân vay mua thiết bị máy móc, tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

- Cộng đồng hóa các hoạt động tài chính phục vụ nông nghiệp nông thôn, hình thành các tổ nhóm tín dụng nông dân do Hội Nông dân, Hội Liênhiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh..., các hợp tác xã tổ chức. Nhà nước hỗ trợ quỹ bảo lãnh tín dụng cho các tổ chức này hoạt động.

* Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn ở địa bàn để có lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng, linh hoạt,thích ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp.

- Có cơ chế, chính sách và đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ quản lý có trình độ và người lao động tham gia vào hoạt động SXNN.

- Thực hiện các hoạt động đào tạo mới và đào tạo lại, thực hiện dịch vụ tư vấn khuyến nông, dịch vụ tiếp cận thị trường... nhằm nâng cao nhận thức, tri thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nông dân... có liên quan đến Sản xuất nông nghiệp.

- Đi đôi với việc đào tạo bồi dưỡng, phải bố trí, sử dụng tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo, phát huy đầy đủ khả năng, sở trường và lòng nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để làm ra những sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp luôn là ngành kinh tế chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại lộc. Chính vì vậy, trong những năm qua, sự quan tâmcủa hệ thống chính trị và nỗ lực của giai cấp nông dân, sản xuất nông nghiệp, đời sống nông dân trên địa bàn huyện Đại Lộc đã có nhiều tiến bộ và đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đảm bảo an ninh lương thực, bước đầu hình thành một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tích cực vào xóa đói giảm nghèo, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tuy vậy, những tiến bộ và kết quả đạt được còn thấp, các thế mạnh tiềm năng nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, chưa có chiến lược lâu dài phát triển nông nghiệp. Việc huy động sử dụng các nguồn lực, thâm canh tăng năng suất lao động, đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp ở Đại Lộc còn manh mún, nhỏ lẻ bên cạnh đó chịu ảnh hưởng của rủi ro do thiên tai, dịch hại và yếu tố bất lợi do cơ chế thị trường mang lại… Do vậy, để nông nghiệp huyện Đại Lộc phát triển và hội nhập đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị cần có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu hơn nữa, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Để đạt được điều đó, cần thực thi đồng bộ, có hiệu quả những nội dungvà giải pháp đã nêu và trong những năm trước mắt cần tập trung:

1. Tập trung đầu tư những sản phẩm lợi thế. Ưu tiên đầu tư phát triểnnông sản hàng hóa với các sản phẩm mũi nhọn là lúa chất lượng cao, gạo, rau các loại, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi gai súc, gai cầm. Hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

2. Ưu tiên đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất (giống, kỹ thuật canh tác, cõ giới hóa nông nghiệp…). Tăng cường cán bộ kỹ thuật đặc biệt là đội ngũ khuyến nông cơ sở. Thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, mở mang phát triển ngành nghề nông thôn để giải quyết việc làm góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

3. Tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, xây dựng các công trình tiêu nước thoát lũ để hạn chế tác hại do lũ lụt gây ra. Phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn đảm bảo thuận tiên cho lưu thông hàng hóa, vận chuyển nông sản và sinh hoạt của nhân dân.

4. Tăng cường mối liên kết giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp), đẩy mạnh phát triển các mô hình hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

5. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dồn điền đổi thửa để tránh tình trạng manh mún như hiện nay. Đồng thời đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp ở những khâu có thể, phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

6. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quy hoạch thủy lợi, lâm nghiệp, xây dựng quy hoạch nông thôn mới, ngành nghề nông thôn…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu ngành nông nghiệp và PTNN giai ðoạn 2010-2015, một số nhiệm chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yêu giai đoạn 2016-2020 của Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Ðại Lộc

[2] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2011), Giáo trình Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[3] GS. TS Ðỗ Kim Chung, PGS.TS Kim Thị Dung (2015), “Nông nghiệp Việt Nam hướngng tới phát triển bền vững”, Tạp chí cộng sản, ngày 25/2/2015.

[4] Cổng thông tin điện tử huyện Ðại Lộc

[5] Nguyễn Sinh Cúc (2003), Giáo trình Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986-2002, NXB Thống kê

[6] TS Nguyễn Quốc Dũng (2014), “Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển cánh đăng mẫu lớn đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí cộng sản

ngày 7/8/2014

[7] Ðài phát thanh và truyền hình huyện Ðại Lộc

[8] “Giải pháp tái cơ cấu nông nghiệp từ góc nhìn chuyên gia”, Tạp chí cộng sản, trích nguồn: NCSEIF.gov.vn

[9] PGS.TS Đinh Phi Hổ (2006), Những đặc điểm của nông nghiệp.

[10] GS. TS Vương Ðình Huệ (2014), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay”, Tạp chí cộng sản ngày 21/2/2014.

[11] C.Mác (1965), Tưu bản, Quyển 4, Phần 1, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội. [12] Niên giám thống kê huyện Ðại Lộc

[13] Phòng nông nghiệp và PTNN huyện Ðại Lộc. [14] Phòng tài chính huyện Ðại Lộc

[15] Quyết định số 2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về việc xét duyệt sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Ðại Lộc

[16] Quyết định số 3681/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về việc: Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ðại Lộc đến nãm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

[17] Quyết định 33/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về việc quy định cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2015

[18] Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thực hiện cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hang hóa giai đoạn 2012-2015.

[19] Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội

[20] GS.TS Nguyễn Trần Trọng (2010), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí cộng sản ngày 15/6/2012

[21] GS.TS Võ Tòng Xuân (2010), “Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất thị trường”, Tạp chí cộng sản số 12(204).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)