Tăng cƣờng hoạt động quảng cáo, truyền bá sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 101 - 103)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỌAT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG

3.2.5 Tăng cƣờng hoạt động quảng cáo, truyền bá sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trƣờng, đối với bất kì hoạt động kinh doanh nào, đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngân hàng thì hoạt động quảng cáo, truyền bá sản phẩm là hết sức cần thiết. Thông qua chính sách này, ngân hàng có thể tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, tìm kiếm khách hàng, hoạt động cho vay ngày càng đƣợc mở rộng. Chi nhánh cần đẩy mạnh những biện pháp sau: Tiếp tục xây dựng và phát triển kênh phân phối truyền thống hiện có tại Chi nhánh, bao gồm các phòng giao dịch thân thiện với khách hàng, là nơi mọi khách hàng cùng một lúc có thể thỏa mãn các nhu cầu đa dạng về tài chính. Bên cạnh đó,

cần chú trọng tới việc thiết kế không gian giao dịch chuẩn phục vụ khách hàng bán lẻ, góp phần làm đẹp hình ảnh của Chi nhánh trong mắt khách hàng.

- Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng để nắm bắt đƣợc xu hƣớng tâm lý, nhu cầu của khách hàng, cũng nhƣ nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh, từ đó đƣa ra đƣợc chƣơng trình nổi bật mà vẫn phù hợp với ngân hàng mình, cho ra đời các sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng cao, chi phí thấp, cạnh tranh với các ngân hàng khác và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Đẩy mạnh việc giới thiệu, tiếp thị các sản phẩm cho vay tiêu dùng kết hợp với quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu của Chi nhánh với các hình thức khác nhau nhƣ: quảng cáo trên truyền hình, báo chí, đài phát thanh, internet, tờ rơi, băng rôn, bảng hiệu… hoặc tham gia tài trợ cho các chƣơng trình từ thiện, chƣơng trình văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao… với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, gây ấn tƣợng và thu hút ngƣời xem. Tuy nhiên các chiến dịch quảng cáo không nên tiến hành một cách ồ ạt, dàn trải nhằm hạn chế chi phí, mà cần triển khai đồng bộ vào các thời điểm hợp lý, tạo đƣợc điểm nhấn và ấn tƣợng đối với khách hàng.

- Xây dựng các cổng thanh toán điện tử (liên minh liên kết với các đối tác) để phục vụ thƣơng mại điện tử, phát triển mạnh mô hình Autobank (ngân hàng tự phục vụ) tại các khu đông dân cƣ với việc lắp liên hoàn nhiều máy ATM, máy POS…Đây cũng là một phƣơng pháp phát triển kênh phân phối ngân hàng bán lẻ nói chung có hiệu quả, làm nền tảng thu hút thêm khách hàng cho nhóm sản phẩm tín dụng bán lẻ, từ đó cung cấp thông tin giúp khách hàng tiếp cận các sản phẩm cho vay tiêu dùng.

- Xây dựng “văn hóa BIDV” thể hiện qua trang phục, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thái độ lịch sự, thân thiện và nhiệt tình của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên. Đây chính là hình thức quảng bá hình ảnh của BIDV hiệu quả nhất và không tốn kém chi phí tới khách hàng.

Giải pháp này có tầm quan trọng đặc biệt trong xu thế phát triển mới của nền kinh tế đất nƣớc. Do sự cạnh tranh của các NHTM trong nƣớc, đặc biệt là các NHTM nƣớc ngoài, đòi hỏi Ngân hàng phải chú trọng đến các chính sách quảng cáo, truyền bá thƣơng hiệu, hình ảnh. Nếu bỏ qua nó thì Ngân hàng không những không thu hút đƣợc lƣợng khách mới mà còn không giữ đƣợc khách hàng cũ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)