Thực trạng hoạt động CVTD tại BIDV ĐăkLăk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 68 - 72)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHOVAY TIÊU DÙNG TẠI BID

2.2.3 Thực trạng hoạt động CVTD tại BIDV ĐăkLăk

Hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng tại BIDV Đăk Lăk đã và đang đƣợc quan tâm đúng mức và đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Để hoàn thành các mục tiêu đó, BIDV Đăk Lăk đã và đang tiếp tục thực hiện các biện pháp liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng sau:

a. Nâng cao năng lực cạnh tranh với các NHTM khác

Hiện nay, BIDV đang đa dạng hóa các danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình để đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng vay một cách nhánh chóng, kịp thời, đầy đủ và an toàn. Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng của BIDV gồm 12 sản phẩm. So với danh mục sản phẩm của một số NHTM cổ phần khác nhƣ Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) là 10 sản phẩm, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

(Vietcombank) là 7 sản phẩm, Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) là 12 sản phẩm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) là 8 sản phẩm thì BIDV hiện đang cung cấp tƣơng đối đầy đủ các sản phẩm cho vay tiêu dùng, tạo ƣu thế vƣợt trội so với NHTM khác trên địa bàn.

b. Mở rộng thị trường, tăng thị phần trên địa bàn

Để có thể mở rộng hoạt động cho vay, tăng thị phần thì điều quan trọng nhất trƣớc hết đó là phải có thị trƣờng, thị trƣờng cho vay của BIDV DakLak rất rộng lớn nhƣng chƣa có biện pháp để mở rộng và khai thác hiệu quả. Vì thế, thời gian vừa qua, BIDV Đăk Lăk mở thêm 3 phòng giao dịch trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột và 1 phòng giao dịch ở trung tâm huyện CƣMgar. Mỗi phòng giao dịch có từ 8 đến 10 cán bộ, cung cấp đầy đủ các sản phẩm của ngân hàng. Nhìn chung hoạt động của các phòng giao dịch tƣơng đối tốt, đặc biệt là khả năng huy động vốn, cung cấp các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, phát hành thẻ và cho vay thể nhân. Tuy nhiên hoạt động cho vay tiêu dùng chƣa đạt kết quả mong muốn, do các phòng giao dịch chỉ xoay quanh thành phố Buôn Ma Thuột, phòng xa nhất cánh trụ sở chính 15km, vì vậy khả năng làm đầu mối để tiếp cận với khách hàng là chƣa cao.Bên cạnh đó, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, BIDV Đăk Lăk đã cố gắng để cải thiện và nâng cao hình ảnh của mình thông qua công tác quảng cáo tiếp thị. Chi nhánh thƣờng xuyên đăng tải thông tin trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phƣơng nhƣ tivi, báo, đài hay treo băng rôn khẩu hiệu tại trụ sở giao dịch về các chƣơng trình huy động tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, các loại thẻ thanh toán, các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới nhƣ SMS- B@king, Internet-B@king…Bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã nghiên cứu để lắp đặt một số pano quảng cáo về BIDV tại các vị trí thuận lợi trên các trục đƣờng chính dẫn vào thành phố hay đặt các ghế đá có biểu tƣợng của BIDV

tại các nơi công cộng nhƣ công viên, hoa viên, bến chờ xe buýt xung quanh thành phố…nhằm tăng cƣờng quảng bá hình ảnh.

c. Triển khai cơ chế tăng cường hoạt động bán lẻ

Thời gian tới, với chủ trƣơng của BIDV là tập trung tăng trƣởng hoạt động bán lẻ nên đã triển khai rất nhiều chƣơng trình cơ chế động lực liên quan đến các hoạt động bán lẻ nhƣ: tăng dƣ nợ bán lẻ, tăng số lƣợng khách hàng vay, tăng số lƣợng khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác,…Bên cạnh đó, Chi nhánh còn có các dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại khác nhƣ: dịch vụ nhắn tin tự động BSMS, dịch vụ thanh toán hóa đơn online, dịch vụ ngân hàng điện tử IBMB... để giúp khách hàng có nhiều tiện ích hơn.

d. Nâng cao hiệu quả sinh lời từ hoạt động CVTD

Mục tiêu hiệu quả sinh lời luôn đƣợc Chi nhánh đặt hàng đầu và phấn đấu duy trì chênh lệch lãi suất bình quân ở mức trên 3,5% đến 4%/năm. Từ thực tế cho thấy, các khoản cho vay tiêu dùng rất nhỏ lẻ, số lƣợng khoản vay nhiều nên chi phí quản lý có thể gấp 2 đến 3 lần hoạt động bán buôn nhƣng tỷ suất sinh lời rất lớn trong khi rủi ro phân tán.

e. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Trong việc thực hiện quy trình cho vay tiêu dùng, cần đặc biệt chú trọng tới chất lƣợng thẩm định tín dụng: Thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này, vì kết thúc khâu thẩm định sẽ đƣa ra kết quả có chấp nhận cho khách hàng đó vay hay không. Thẩm định gồm hai bƣớc cơ bản là thu thập thông tin và xử lý thông tin. Trong quá trình thu thập thông tin cần tập trung vào nguồn gốc của thông tin. Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin với độ chính xác khác nhau. Vì vậy, việc Ngân hàng chọn lựa thông tin nào chính xác hơn cả là rất khó khăn. Nếu chỉ thu thập nguồn tin từ phía khách hàng thì không có độ tin cậy cao vì chúng ta biết rằng khách hàng luôn muốn vay Ngân hàng một cách nhanh chóng nhất nên thƣờng xuyên xảy ra hiện tƣợng thiếu

trung thực khi đƣa ra những thông tin về mình. Chính vì thế, Ngân hàng cần mở rộng phạm vi thu thập các nguồn khách nhau về thông tin tín chọn dụng nhƣng phải biết lọc để tránh “loãng thông tin”, trang bị các phƣơng tiện thông tin hiện đại, nâng cao chất lƣợng thu thập, lƣu trữ thông tin về khách hàng một cách khoa học nhất. Để nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định cần có sự phối hợp của các chuyên gia, những cán bộ tƣ vấn về lĩnh vực nhƣ giá cả, kỹ thuật, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm... Ngân hàng nên thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu về công tác thẩm định.

f. Tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay tiêu dùng

Nhận dạng, phân loại rủi ro: Nhận dạng và phân loại rủi ro là một khâu quan trọng trong chiến lƣợc quản trị rủi ro của ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra thì sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nhƣ vậy sẽ gây trở ngại đến việc mở rộng cho vay. Số lƣợng các rủi ro đƣợc nhận dạng càng nhiều càng tốt vì điều đó có thể giúp chủ động hạn chế đƣợc hậu quả của rủi ro. Việc nhận dạng rủi ro căn cứ vào nguyên nhân, tính chất, mức độ, xác suất rủi ro trong các ngành, các thành phần kinh tế, các cơ quan tổ chức mà trong đó ngƣời đi vay là một cá thể trong lĩnh vực, ngành nghề ấy. Bên cạnh đó, vẫn còn những rủi ro tiềm ẩn, đó là những rủi ro có thể xảy ra, nhƣng không thể đo lƣờng đƣợc mức độ thiệt hại của những rủi ro này nhƣ sự thay đổi của chính sách, biến động cung cầu hàng hóa trên thị trƣờng, thiên tai, dịch bệnh…

Triển khai công cụ kiểm soát rủi ro mới: Ngân hàng phải tiến hành phân loại khách hàng, chấm điểm tín dụng với từng đối tƣợng khách hàng dựa trên các tiêu chí định tính cũng nhƣ định lƣợng. Hầu nhƣ các ngân hàng đều có tiêu chí xếp loại và phân loại nợ theo nhóm khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng.

Trong giai đoạn 2012-2104 kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, BIDV Đăk Lăk đã luôn tập trung chỉ đạo kiểm soát và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cho

vay, tập trung thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, kiên quyết không để nợ xấu phát sinh lớn. Với kết quả đạt đƣợc đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị có hoạt động cho vay tại Chi nhánh. Tuy nhiên, do chƣa có phần mềm hỗ trợ, các số liệu còn phải thực hiện thủ công, phụ thuộc vào con ngƣời nên rất mất thời gian. Bên cạnh đó, vì áp lực tăng trƣởng dƣ nợ chắc chắn không thể tránh những sai sót trong các khâu xử lý hồ sơ cũng nhƣ sàng lọc khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 68 - 72)