8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỌAT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG
3.2.7 Tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt
Nâng cao vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với hoạt động tín dụng là việc làm rất quan trọng nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời
những sai sót trong việc thực hiện quy trình tín dụng, đánh giá năng lực và phẩm chất cán bộ tín dụng để đảm bảo hiệu quả cho vay tiêu dùng.
Việc tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay tiêu dùng cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau :
- Xây dựng và thực hiện tốt các chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, cần xác định rõ mục tiêu chính của mỗi đợt kiểm tra cần phải đạt đƣợc.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, khoa học, bám sát vào quy trình và quy định cho vay tiêu dùng, trong đó tập trung vào các nội dung chính: sự tuân thủ quy trình cấp tín dụng, quy định của sản phẩm cho vay và tài sản bảo đảm, việc thực hiện trả nợ của khách hàng theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, các biện pháp xử lý nợ quá hạn, nợ xấu nhƣ: gia hạn nợ, điều chỉnh lịch trả nợ, công tác báo cáo tín dụng…
- Việc phát hiện các sai sót, tồn tại cần phải có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết trong việc kiểm điểm, xử lý nghiêm túc trách nhiệm của cán bộ có liên quan để ngăn ngừa, hạn chế việc tái diễn các sai sót đã đƣợc phát hiện.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay tiêu dùng tại các phòng giao dịch: thƣờng xuyên tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác cho vay dƣới hình thức kiểm tra chéo giữa các phòng; quy định phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng bán lẻ tại các phòng giao dịch phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của các phòng giao dịch; thƣờng xuyên theo dõi, tổng hợp và yêu cầu báo cáo về các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp về hoạt động cho vay: lãi suất, kỳ hạn, số tiền cho vay, thời hạn trả nợ…