Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động CVTD

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 37 - 42)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2 ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CHOVAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN

1.2.8 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động CVTD

Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, mục tiêu của Ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở tối đa hoá lợi ích của khách hàng. Chính vì lẽ đó, trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của mình cho khách hàng, một việc làm rất quan trọng và cần thiết là xác định đƣợc mục đích của việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ và đồng thời phải đánh giá đƣợc sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng thông qua các tiêu chí. Hoạt động CVTD cũng đƣợc phản ánh thông qua các tiêu chí đánh giá, cụ thể nhƣ sau.

a. Quy mô cho vay tiêu dùng

Đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu: -Dư nợ cho vay tiêu dùng:

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá về quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng sau từng thời kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng lớn.

Dƣ nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu cốt lõi để đánh giá quy mô cho vay tiêu dùng.

-Số lượng khách hàng vay tiêu dùng:

Số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng cũng phản ánh sự phát triển số lƣợng khách hàng theo quy mô mà ngân hàng đã cho vay tiêu dùng qua các thời kỳ.

- Dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng trên một khách hàng vay:

một thời điểm/số khách hàng có ở thời điểm đó. Chỉ tiêu này vừa phản ảnh sự tăng trƣởng trong nhu cầu vay tiêu dùng của các khách hàng vừa phản ảnh những nỗ lực của ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng để đáp ứng những nhu cầu đó.

b. Thị phần của hoạt động cho vay tiêu dùng trên địa bàn

Khi đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng, không chỉ đánh giá sự tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo thời gian mà còn phải xem xét tỷ trọng dƣ nợ cho vay tiêu dùng của nó so với tống dƣ nợ cho vay tiêu dùng của các TCTD khác trên địa bàn. Nếu tỷ số này tăng chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM ngày càng phát triển, thể hiện tính cạnh tranh thực sự hiệu quả so với các TCTD khác trên địa bàn đƣợc coi là thị trƣờng tiềm năng này.

c. Cơ cấu cho vay tiêu dùng

Cơ cấu cho vay tiêu dùng của NHTM bao gồm: - Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

- Cơ cấu cho vay theo sản phẩm cho vay - Cơ cấu cho vay theo hình thức đảm bảo - Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ

Tùy theo tiêu thức phân loại, chúng ta có thể tính tỷ lệ dƣ nợ của từng loại cho vay tiêu dùng trong tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng, từ đó đánh giá cơ cấu cho vay tiêu dùng của NHTM có hợp lý, có phù hợp với đặc điểm, tình hình nguồn vốn và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của NHTM hay không. Cơ cấu cho vay tiêu dùng hợp lý sẽ góp phần giúp NHTM nâng cao hiệu quả cho vay.

d. Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng

Đƣợc đánh giá qua 2 phƣơng thức: - Ngân hàng tự đánh giá

- Khảo sát đánh giá của khách hàng: Phát phiếu điều tra trực tiếp tới khách hàng đã vay vốn.

Mục tiêu khảo sát: Tổng hợp các đánh giá của KH về chất lƣợng dịch vụ, qua đó có biện pháp cải thiện chất lƣợng dịch vụ nhƣ: Hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ, lãi suất đang áp dụng, chất lƣợng tƣ vấn hỗ trợ, thái độ phục vụ của cán bộ, không gian giao dịch,…

Sản phẩm cho vay tiêu dùng có chất lƣợng khi nó đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhu cầu về vốn nhanh chóng, kịp thời và an toàn, kỳ hạn và phƣơng thức thanh toán phù hợp với đặc điểm thu nhập trả nợ của khách hàng, đem lại sự hài lòng nhất có thể cho khách hàng. Chất lƣợng sản phẩm cho vay tiêu dùng đƣợc đảm bảo góp phần tăng cƣờng chất lƣợng cho vay tiêu dùng của NHTM.

e. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng

Về lý thuyết, các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm:

- Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 – nhóm 5

Là các khoản nợ có phát sinh quá hạn trong nhóm 2 đến nhóm 5 theo phân loại nợ của ngân hàng theo Thông tƣ 02/02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 (thay thế QĐ493) của Thống đốc NHNN về dự phòng rủi ro tín dụng.

- Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay tiêu dùng/tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng Nợ xấu là các khoản nợ trong nhóm 3,4,5. Đây là những khoản nợ mà ngƣời đi vay có rất ít khả năng trả nợ, nhiều khả năng ngân hàng bị mất vốn.

Là tỷ lệ giữa số tiền ngân hàng phải trích ra từ thu nhập để dự phòng cho tất cả các khoản nợ trên tổng dƣ nợ cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lƣợng và hiệu quả cho vay tiêu dùng. Các tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả cho vay tiêu dùng càng cao và ngƣợc lại, các tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM càng thấp, tiềm ẩn rủi ro cao. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ

quá hạn, tỷ lệ nợ xấu đƣợc coi là cao hay thấp cần đƣợc so sánh với tỷ lệ chung của ngành và tỷ lệ chấp nhận của chính bản thân NHTM. Việc đánh giá tỷ lệ này chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng/tổng dƣ nợ: Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đƣợc quy định nhƣ sau:

+ Tỷ lệ trích lập và duy trì dự phòng chung là 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các khoản nợ thuộc các nhóm nợ tƣơng ứng nhƣ sau: nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100% . Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ xử lý thì đƣợc trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của NHTM. Việc các NHTM thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định giúp NHTM dự trù và hạn chế những tổn thất có thể xảy ra làm ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động kinh doanh.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích với từng khoản nợ đƣợc tính theo công thức sau:

R = max{0,(A – C) } x r

R : số tiền dự phòng cụ thể phải trích A : giá trị của khoản nợ

C: giá trị của tài sản đảm bảo r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Nhƣ vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Trong trƣờng hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi đƣợc ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro tín dụng.

Tóm lại, trong các chỉ tiêu nói trên thì chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng.

f. Hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng

- Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi

các loại chi phí của hoạt động này. Chi phí bao gồm: chi trả lãi huy động vốn, chi phí quản lý. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng mà hoạt động cho vay tiêu dùng đem lại. Một lợi nhuận cao là minh chứng rõ ràng nhất để đánh giá sự mở rộng, phát triển về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM bởi lợi nhuận chính là mục tiêu cuối cùng mà các NHTM hƣớng tới.

- Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng/ Tổng lợi nhuận: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM thể hiện ở thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp bao nhiêu trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ lệ này càng tăng chứng tỏ hiệu quả cho vay tiêu dùng càng đƣợc nâng cao, thể hiện ở khía cạnh hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng phát triển, đem lại thu nhập ngày càng lớn cho ngân hàng, mức độ đóng góp vào lợi nhuận hoạt động kinh doanh của hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng tăng.

- Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động CVTD/ Chi phí hoạt động CVTD: Chỉ tiêu này phản ánh rõ nét nhất hiệu quả cho vay tiêu dùng của NHTM, nó cho biết khi ngân hàng bỏ ra 1 đồng chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động đó. Tỷ lệ này giúp nhà quản lý nhận biết thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng có đủ bù đắp chi phí bỏ ra hay không. Tỷ lệ này càng cao thì hoạt động cho vay tiêu dùng càng hiệu quả và ngƣợc lại.

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG

Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay của ngân hàng thƣơng mại, hoạt động này chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Các ngân hàng luôn luôn phải xem xét các yếu tố đó một cách thận trọng nhằm phát huy tối đa những yếu tố tích cực cũng nhƣ hạn chế hạn chế các yếu tố làm hoạt động CVTD.

Có thể chia những nhân tố tác động tới hoạt động CVTD thành hai nhóm: Nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố bên trong.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)