NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 27)

6. Tổng quan tài liệu

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1.2.1. Gia tăng số lƣợng các cơ sở SXNN

trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đƣợc tổ chức theo nhiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau.

Gia tăng số lƣợng cơ sở SXNN nghĩa là làm tăng về số lƣợng, quy mô, chất lƣợng các cơ sở SXNN qua các năm và yêu cầu năm sau phải cao hơn năm trƣớc.

Gia tăng số lƣợng các cơ sở SXNN sẽ góp phần tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngƣời dân, yêu cầu về cả số lƣợng và chất lƣợng ngày càng cao của thị trƣờng, nâng cao mức sống cho ngƣời lao động nông nghiệp và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội.

Các loại hình cơ sở SXNN tồn tại và phổ biến ở Việt Nam cần xem xét là: (i) Kinh tế hộ gia đình, (ii) kinh tế trang trại, (iii) Hợp tác xã, (iv) Các doanh nghiệp nông nghiệp, (v) Hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp:

- Kinh tế hộ gia đình (KTHGĐ) là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và mục đích của hoạt động kinh tế này trƣớc hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Tuy nhiên cũng cần có sự chú ý ở đây là các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhƣng ở mức độ hạn chế. Hình thức này gắn ngƣời nông dân với ruộng đất và phát huy đƣợc tính tự chủ của họ trong SXNN, nhờ vậy năng suất ruộng đất và năng suất lao động đƣợc phát huy tối đa, do đó năng lực KTHGĐ và thu nhập của họ tăng lên, khả năng tích lũy vốn lơn hơn. Nền nông nghiệp chuyển từ tự túc sang sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn nữa thì mô hình kinh tế gia đình sẽ bộc lộ nhiều khuyết điểm đó là năng suất lao động thấp, chƣa đáp ứng những yêu cầu của những đơn hàng lớn, hiệu quả kinh tế không cao.. từ đó trong nông nghiệp phải có các sơ sở sản xuất khác đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội.

và tính chất sản xuất hoàn toàn khác nhau. Tính chất sản xuất chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa, tức là sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Chính vì vậy mà quy mô sản xuất của trang trại lớn hơn nhiều so với KTHGĐ. Trang trại là hình thức SXNN tiên tiến hơn hộ gia đình, nó không chỉ đáp ứng đƣợc đòi hỏi của quá trình sản xuất cây trồng, vật nuôi, mà còn nhờ vào quy mô lớn hơn về đất đai, vốn, lao đọng mà kinh tế trang trại đã khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của kinh tế hộ gia đình nhƣ nâng cao kết quả sản xuất ra nhiều hàng hóa, góp phần gia tăng đƣợc khả năng cạnh tranh, đáp ứng đƣợc các đơn hàng lớn và có thể áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp đảm bảo chất lƣợng, cũng nhƣ số lƣợng lớn của nông sản phẩm. Nền nông nghiệp sản sản hàng hóa phát triển, số lƣợng các trang trại tăng lên, sự gia tăng về cơ sở trang trại theo hƣớng sản xuất hàng hóa với thị trƣờng và quy mô sử dụng đất đai, lao động, vốn ngày càng lớn, tỷ trọng hàng hóa trong nông nghiệp ngày càng cao. Tóm lại, kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở tập trung nông, lâm, thủy sản với các mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiến bộ.

- Hợp tác xã nông nghiệp theo kiểu cũ trong cơ chế thị trƣờng hiện nay không còn đóng vai trò chủ yếu trong SXNN nhƣ trƣớc đây, vì vấn đề về sở hữu tƣ liệu sản xuất và sản phẩm làm ra đều thuộc các nông hộ. Nên HTX phải thực hiện đổi mới và hoạt động các lĩnh vực trong nông nghiệp là dịch vụ đầu vào của sản xuất và đầu ra của tiêu thụ nông sản. Trong tƣơng lai hợp tác xã nông nghiệp chỉ phù hợp với mô hình làm đầu mối cung ứng đầu vào về vật ƣm dịch vụ kỹ thuật, bảo hiểm và tín dụng … trở thành đối tác quan trọng với nông dân trong tổ chức thu gom, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa của nền nông nghiệp phát triển thì về mặt số lƣợng các hợp tác xã phải tăng lên là yếu tố tất yếu mới phù hợp với

tình hình thực tế SXNN và yêu cầu của thị trƣờng. Đối với các xã viên hợp tác đƣợc mở rộng hơn gồm cả danh nhân, chủ trang trại, các tổ chức kinh tế có pháp nhân.

- Các doanh nghiệp nông nghiệp bao gồm các nông lâm trƣờng và trạm trại. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển chung của xã hội, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đƣợc thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản. Doanh nghiệp có thể thuê công nhân nông nghiệp hoặc giao khoán đất đai, cung cấp giống, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi đến hộ nông dân và thu mua sản phẩm từ các nông hộ theo giá thỏa thuận. Doanh nghiệp nông nghiệp có số lƣợng tăng lên và mở rộng địa bàn hoạt động SXNN ở các vùng, miền ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp. Các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành hàng lớn có giá trị kinh tế, có lợi nhuận và đủ thế và lực dẫn đầu các ngành hàng, tham gia xuất khẩu hàng có kim ngạch và thị phần cao, có uy tín và thƣơng hiệu hàng hóa trong và ngoài nƣớc.

- Hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về các yếu tố vật tƣ, kỹ thuật cho SXNN nhƣ các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc tổng hợp, máy móc công cụ… và nhu cầu các dịch vụ tƣ vấn hay phổ biến áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Sự phát triển và hoạt động có hiệu quả của thị trƣờng dịch vụ kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng trƣởng nông nghiệp, từng bƣớc CNH, HĐH nông nghiệp và các ngành kinh tế khác ở nông thôn

Các tiêu chí về gia tăng các cơ sở sản xuất nông nghiệp:

- Số lƣợng các cơ sở sản xuất qua các năm (tổng số và từng loại). - Mức tăng về số lƣợng của các cơ sở sản xuất.

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong SXNN với vai trò, vị trí của các thành phần hợp thành theo tỷ lệ tƣơng xứng ổn định trong một thời nhất định [8].

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là chuyển dịch vai trò, vị trí và tỷ lệ hợp thành của các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hợp lý nhằm đặt hiệu quả kinh tế cao.

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là sự biểu hiện của khả năng tận dụng tốt nguồn lực hiện có, tái sản xuất mở rộng, đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao [13]. Theo đó nền nông nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý khi chuyển dịch theo các xu hƣớng nhƣ sau:

- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng từ nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp thành nền nông nghiệp hàng hóa và cao hơn là nông nghiệp thƣơng mại hóa. Tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt.

- Đối với ngành trồng trọt xu hƣớng chuyển dịch hợp lý là giảm dần diện tích cây lƣơng thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp.

- Đối với ngành chăn nuôi, chuyển dịch theo hƣớng sử dụng các giống vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao, có giá trị kinh tế cao, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định thay cho những vật nuôi có giá trị kinh tế thấp.

Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu SXNN:

- Tiêu chí phản ánh cơ cấu kết quả sản xuất: Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp trong GDP; giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất của nội bộ ngành nông nghiệp.

- Tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động;….

1.2.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực

Các nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật…. Tốc độ tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp có thể nói là đƣợc quyết định bởi quy mô về số lƣợng, chất lƣợng của các nguồn lực đƣợc huy động.

Khi gia tăng quy mô các nguồn lực nhƣ vốn, lao động… nông nghiệp sẽ tăng trƣởng theo chiều rộng. Và để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu thì nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) cụ thể ở đây là nâng cao chất lƣợng của việc sử dụng vốn và lao động: TFP là chỉ tiêu đo lƣờng năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế; TFP phản ánh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

Theo đó, nâng cao TFP là biện pháp gia tăng đầu ra bằng việc nâng cao chất lƣợng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phƣơng thức quản lý, nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của ngƣời lao động….

a. Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp

Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng và cải tạo hợp lý thì ruộng đất có chất lƣợng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.

Đất đai (Ruộng đất) đƣợc sử dụng trong nông nghiệp tăng lên theo hƣớng tập trung theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp. Tập trung ruộng đất là việc sáp nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất theo hƣớng hiện đại, sẽ làm tăng chỉ tiêu đất đai bình quân một nhân khẩu, hay một lao động. [26]

Tiêu chí đánh giá: Đất đai nông nghiệp, đất canh tác trên một nhân khẩu, một lao động càng cao là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

b. Lao động nông nghiệp

Nguồn lao động nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động SXNN, bao gồm số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động. Về số lƣợng những ngƣời trong độ tuổi và những ngƣời trên, dƣới độ tuổi tham gia hoạt động SXNN. Về chất lƣợng gồm thể lực, trí lực, cụ thể là sức khỏe, trình độ nhận thức, kinh nghiệm canh tác, sản xuất, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề.

Đặc điểm của lao động nông nghiệp là có tính thời vụ cao và là thứ lao động tất yếu, xu hƣớng có tính quy luật không ngừng thu hẹp về số lƣợng và đƣợc chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trƣớc hết là công nghiệp với những lao động trẻ khỏe có trình độ văn hóa và kỹ thuật. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có số lƣợng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song, cùng với phát triển của quá trình công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hƣớng giảm xuống cả tƣơng đối và tuyệt đối [26]

Chất lƣợng lao động nông nghiệp tăng lên khi nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của ngƣời lao động. Để thực hiện biện pháp này, cần cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp với nền sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự hoạt động của thị trƣờng lao động. Mở rộng hệ thống các trung tâm đào tạo và hình thành, phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, chƣơng trình giáo dục cho tất cả ngƣời lao động để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa giáo dục, đào tạo và nhu cầu của thị trƣờng lao động.

Tiêu chí phản ánh tăng chất lượng lao động là các yếu tố về tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ…

c. Vốn trong nông nghiệp

Vốn trong nông nghiệp đƣợc biểu hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào quá trình SXNN. Theo nghĩa rộng. ruộng đất, cơ sở hạ tầng,.. là các loại vốn trong SXNN. Vốn trong nông nghiệp có thể đƣợc chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sở hữu. Nhu cầu vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệp mang tính thời vụ cao và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro, có thể không còn vốn cho SXNN khi bị thiên tai, dịch bệnh, mất mùa xảy ra. Các biện pháp tạo vốn và nâng cao sử dụng vốn có hiệu quả trong nông nghiệp sẽ rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

d. Cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp

Hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện và phát triển gồm công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ SXNN gồm giao thông, thủy lợi; hệ thống dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi. Để có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp hiện tại và tƣơng lai cần phải thực hiện những nội dung sau:

- Thủy lợi phát triển và hoàn chỉnh hệ thống đồng bộ theo đúng quy hoạch, nâng cao diện tích chủ động tƣới và chủ động tiêu, tiến tới tiếu tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng trƣớc hết là đối với những vùng có trình độ chuyên môn hóa cao, đi liền với thủy lợi phải thực hiện tốt công tác dự báo khí tƣợng, thủy văn, thực hiện phòng chống lụt bão có hiệu quả.

- Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp là cơ sở để thực hiện điện khí hóa trong nông nghiệp, nhất là phát triển thủy lợi, cơ giới hóa và tự động hóa, chế biến cũng nhƣ bảo quản nông sản.

- Phát triển hệ thống giao thông gồm hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hóa và vận chuyển hàng hóa.

nuôi ngày càng hoàn thiện và từng bƣớc ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Công tác khuyến nông phải thực hiện tốt để chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho ngƣời sản xuất.

- Coi trọng công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm.

- Phân bón là yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng nên đẩy mạnh sản xuất phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón.

- Các biện pháp kỹ thuật thâm canh phải thực hiện đồng bộ chú ý biện pháp thủy lợi, giống mới, phân bón, đảm bảo về mặt số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.

e. Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp

Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các phƣơng thức và phƣơng pháp vào cải tạo tự nhiên, phục vụ các nhu cầu con ngƣời. Nhờ những kiến thức về nông học, chăn nuôi mà những công nghệ tiên tiến nhƣ thủy lợi hóa, cơ khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa đƣợc áp dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)