6. Tổng quan tài liệu
2.2.5. Tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp của huyện
Nhà máy chế biến tinh bột sắn An Thái đƣợc xây dựng tại thôn An Thái, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, với diện tích 19 ha. Nhà máy đƣợc lắp đặt dây chuyền thiết bị tự động hóa của Thái Lan, có công suất chế biến tối đa 500 tấn sắn tƣơi/ngày (tƣơng đƣơng 120 tấn sản phẩm tinh bột sắn/ngày). Hệ thống xử lý nƣớc thải đƣợc đầu tƣ quy mô, hiện đại, đảm bảo tốt về vấn đề môi trƣờng, bảo đảm việc phát triển và sản xuất ổn định bền vững. Hiện tại nhà máy có hơn 120 lao động thƣờng xuyên. Mỗi năm, nhà máy thu mua khoảng 40.000 tấn sắn tƣơi của bà con nông dân Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh và các vùng lân cận. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm cho ngƣời dân, hạn chế đƣợc tình trạng tƣ thƣơng ép giá. Ngoài tạo việc làm cho lao động thƣờng xuyên, nhà máy còn tạo việc làm gián tiếp cho hàng ngàn hộ nông dân trên địa bàn huyện Cam Lộ cũng nhƣ các vùng phụ cận khác thông qua trồng sắn nguyên liệu.
Huyện Cam Lộ đã hình thành đƣợc các vùng chuyên canh cây trồng, tạo ra vùng thƣơng mại nông sản và dịch vụ từ hồ tiêu Cùa, cao su Cùa, cây lạc Cam Lộ, tinh bột sắn Cam Lộ, biến các trung tâm này thành những đầu mối buôn bán các sản phẩm nông nghiệp trong vùng và nƣớc ngoài, dựa trên sự lƣu thông của QL 9 - xuyên Á nối qua Lào và Thái Lan. Ngoài ra, vị trí Cam Lộ còn đƣợc ảnh hƣởng lớn từ lợi thế của tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Quảng Trị. Để các sản phẩm nông nghiệp của ngƣời nông dân làm ra có giá cao trên thị trƣờng, huyện Cam Lộ đã tích cực hợp tác với các doanh nghiệp nhƣ công ty cổ phần Tổng Công ty Thƣơng mại Quảng Trị, nhà máy chế biến
tinh bột sắn, đại học Nông lâm Huế, Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị là những đầu mối để liên kết tạo ra thế "4 nhà" trong phát triển nông nghiệp chiều sâu.
Tuy nhiên việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp vẫn chƣa có sự liên kết ngang trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể nhƣ:
- Đối với kinh tế hộ gia đình chƣa chú trọng liên kết giữa các nông hộ với nhau để hình thành các tổ hợp tác, tăng năng lực sản xuất.
- Kinh tế trang trại chƣa chủ động liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất nông sản hàng hóa.
- Tổ hợp tác xã trong nông nghiệp chƣa nhiều nên việc hỗ trợ liên kết với nông dân mở rộng sản xuất nông sản chƣa đáp ứng nhu cầu lớn.
Tóm lại, trong nông nghiệp ở huyện đã ban đầu hình thành nên các mô hình liên kết, tuy nhiên những liên kết này cần đƣợc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau hơn nữa giữa các chủ thể SXNN nhƣ các nông hộ, trang trại và các hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp tạo ra vùng chuyển canh thực hiện cung cấp nông sản với nhu cầu lớn. Với nhiều nhóm chính sách hỗ trợ huyện Cam Lộ đang tích cực chuyển dịch lao động nông thôn sang CN - DV và thực hiện các giải pháp hỗ trợ hoạt động thƣơng mại - dịch vụ nhằm hình thành nên một khu vực hoạt động buôn bán các sản phẩm chế biến nông nghiệp tại bốn khu công nghiệp và các trung tâm ngã tƣ Sòng, chợ Phiên, chợ Cùa... với hệ thống dịch vụ đƣợc quy hoạch hợp lý để tạo sự chuyển biến cụ thể trong tất cả các mặt của đời sống xã hội.