6. Tổng quan tài liệu
3.2.7. Các giải pháp khác
a. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản
Đặc trƣng của SXNN hiện nay là sản xuất hàng hóa, hƣớng đến nền kinh tế thị trƣờng, tuy nhiên từ thực trang phân tích trên cho thấy thị trƣờng tiêu thụ của các trang trại còn rất hạn chế. Đế khắc phục hạn chế đó, huyện cần phải có các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề thị trƣờng tiêu thụ cho các cơ sở SXNN để họ có thể yên tâm sản xuất. Cụ thể:
- Đẩy mạnh quy hoạch phát triển hệ thống chợ, các điểm bán nông sản thực phẩm trong các khu dân cƣ lớn gần địa điểm sản xuất. Mỗi năm ít nhất một lần tổ chức hội chợ nông sản tại địa phƣơng có các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc nhằm lôi kéo khách hàng tới mua nông sản phẩm, vừa quảng bá đƣợc hình ảnh của địa phƣơng, vừa tiêu thụ đƣợc nông sản phẩm với chi phí thấp.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào các ngành nghề chế biến nông sản. Tăng cƣờng đầu tƣ cở sở hạ tầng hình thành các khu vực nông nghiệp sản xuất tập trung nhƣ khu vực sản xuất giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm với những điều kiện sản xuất tốt nhất gắn với hệ thống cung ứng dịch vụ đầu vào và chế biến nông sản phẩm đầu ra.
- Khuyến khích các chủ trang trại đầu tƣ trang thiết bị để chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với quy mô ản xuất, các trang trại không có điều kiện cần liên kết theo nhóm để đầu tƣ. Khuyến khích đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào nông nghiệp và công nghiệp chế biến…
b. Giải pháp về quy hoạch xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn
- Tiến hành thực hiện quy hoạch phát nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển nông thôn của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với chế biến khắc phục tình trạng tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang trại, thực hiện khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, nguồn nƣớc, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cƣ nông thôn. Nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông nông thôn, giao thông đến các vùng sản xuất tập trung, trọng điểm, đảm bảo vận chuyển nông sản thuận lợi bằng cơ giới. Xây dựng các cụm kinh tế, văn hóa với hệ thống cơ sở hạ tầng trƣờng học, trạm y tế nông thôn.
- Xây dựng các hồ nƣớc, các trạm bơm phục vụ cho việc tƣới tiêu vào mùa khô nhằm đảm bảo năng suất cây trồng cho các trang trại. Xây dựng hệ thống kênh mƣơng nội đồng dẫn nƣớc đến các vùng sản xuất khô hạn ở các xã trên địa bàn huyện.Nâng cấp, cải tạo mạng lƣới điện, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện cho sản xuất và sinh hoạt cho khu vực nông thôn.
c. Giải pháp về đề xuất hoàn thiện một số chính sách liên quan đến phát triển nông nghiệp
-Chính sách về đất đai: Tăng cƣờng quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trƣờng. Thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Rà soát, lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đát hàng năm phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng đất.
-Chính sách thuế: Thực hiện chính sách chậm nộp thuế, giãn thuế, miễn thuế đối với một số doanh nghiệp nông nghiệp, HTX, trang trại và nông dân hoạt động kém hiệu quả, bị thiên tai để tạo điều kiện cho các đơn vị khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.
-Chính sách tính dụng, đầu tư: Thự hiện cho vay ƣu đãi đối với nông dân; tăng cƣờng đầu tƣ có sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tạo bƣớc đột phá về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả sản xuất; tập trung đầu tƣ cho khâu giống, công tác khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật, hoàn thiện hệ thống tƣới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch.
-Chính sách phát triển nguồn nhân lực: Rà soát đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã theo chuẩn do bộ Nội vụ quy định để xây dựng kế hoạch đầu tạo, bồi dƣỡng; tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp và có khả năng tiếp cập khoa hoch công nghệ.
-Chính sách hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản: Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, thâm câm, bảo đảm cho chế biến, xuất khẩu ổn định và hiệu quả (sắn, lạc, tiêu, cao su, lợn, bò) khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tiêu thụ sản phẩm của nông dân.
Củng cố mạng lƣới y tế cơ sở, nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh và và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tiếp tục đầu tƣ, hoàn thiện các thể chế văn hóa ở nông thôn theo hƣớng xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở nông thôn. Thực hiện có hiệu quả phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng “Làng văn hóa”, “gia đình văn hóa”. Tăng cƣờng công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng dạy học ở các cấp học, phấn đấu số hộ nghèo trên toàn huyện còn dƣới 5%.
-Chính sách nông nghiệp kết hợp với bảo về môi trường: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp và nhân dân đối với công tác bảo vệ môi trƣờng.
d. Các giải pháp khác
- Về môi trường để phát triển nông nghiệp bền vững cần:
+ Trong quá trình phát triển nông nghiệp cần sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nguồn nƣớc, lựa chọn công nghệ sạch, mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất để xây dựng mô hình nông nghiệp sạch.
+ Khuyến khích miễn, giảm thuế hoặc cho vay vốn với việc nhập thiết bị và công nghệ xử lí chất thải, thực hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá tác động môi trƣờng đối với tất cả cơ sở SXNN.
+ Áp dụng thu phí ô nhiễm và các biện pháp hành chính khác đối với các trang trại, cơ sở chế biến thải ra môi trƣờng khối lƣợng lớn khí thải, nƣớc thải, chất thải.
+ Tăng cƣờng thu gom, xử lí chất thải, đẩy mạnh việc giáo dục ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng.
- Về nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản:
+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng nông nghiệp sinh thái.
+ Khuyến khích các cơ sở SXNN tăng cƣờng đầu tƣ kĩ thuật cho việc thu hoạch bao gồm phƣơng tiện thu hái, vận chuyển, chứa đựng để giảm tổn
thất và đảm bảo chất lƣợng đồng đều, nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ trang trại, ngƣời lao động về bảo đảm chất lƣợng thu hoạch.
+ Tăng cƣờng đầu tƣ trang bị phƣơng tiện, thiết bị bảo quản nông sản theo đúng tiêu chuẩn, khuyến khích hình thành các doanh nghiệp cho thuê vật tƣ nông nghiệp hỗ trợ cho nông dân, trang trại, HTX.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Với tình hình thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Cam Lộ và tầm nhìn chiến lƣợc phát triển của huyện trong thời gian sắp tới gắn với xu hƣớng hội nhập kinh tế và thƣơng mại toàn cầu, luận văn này đã đề xuất một số biện pháp tổng thể, các chính sách để phát triển nông nghiệp đúng định hƣớng của huyện và đạt nhiều thành quả trong nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp của huyện sẽ gắn với chế biến và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, không ngừng áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, tăng cƣờng hoạt động của ngành dịch vụ để phục vụ SXNN. Các giải pháp đƣợc đƣa ra để chuyển dịch cơ cấu, thâm canh, và liên kết kinh tế nhằm giúp huyện Cam Lộ có thể xây dựng tạo ra các vùng chuyên canh SXNN lớn với những sản phẩm có năng suất và giá trị kinh tế cao.
Bên cạnh đó, để có thể thực hiện đƣợc các giải pháp đƣa ra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngƣời nông dân, doanh nghiệp và quan trọng nhất là chính quyền địa phƣơng huyện Cam Lộ cần phải tăng cƣờng công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức tạo sự liên kết kinh tế trong SXNN giữa doanh nghiệp với hộ nông dân và các trang trại và liên kết với các vùng xung quanh trong tỉnh cũng nhƣ trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra, SXNN của huyện cũng cần phải nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào SXNN, cũng nhƣ liên kết với các trung tâm giống vật nuôi có năng suất cao, giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phƣơng để tăng cƣờng thâm canh, mở rộng thị trƣờng. Phát triển nông nghiệp của huyện sẽ góp phần tạo việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhâp cho ngƣời lao động ở nông thôn, cũng cần chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trƣờng nhƣ vậy thì nền nông nghiệp mới có điều kiện phát triển bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN:
Với mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành đƣợc một số nội dung sau đây: hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nông nghiệp; phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Cam Lộ thời gian qua; đề xuất giải pháp để phát triển nông nghiệp huyện Cam Lộ.
Phát triển nông nghiệp là động lực quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Hoạt động SXNN ở huyện Cam Lộ mang lại giá trị kinh tế cao cho sự phát triển của toàn huyện. Sự phát triển của nông nghiệp đã từng bƣớc tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội, tăng thu nhập cải thiện đời sống vật chất và tinh thần nhân dân, đồng thời cải tạo đất, chống xói mòn, bảo vệ môi trƣòng… góp phần không nhỏ trong công tác quản lí, bảo vệ và phát triển toàn diện ở địa phƣơng. Tuy nhiên, những năm gần đây việc phát triển nông nghiệp của huyện cũng gặp không ít khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ, biến động giá các sản phẩm nông nghiệp, nguồn vốn đầu tƣ còn hạn chế…
Nhìn chung, Cam Lộ là một huyện trong tỉnh có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng song còn phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, ban ngành nhà nƣớc, các cơ quan địa phƣơng để phát triển hiệu quả hơn. Trong thời gian đến, để phát triển nông nghiệp của huyện phát triển tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có đòi hỏi các cấp, các ngành của huyện cũng nhƣ của tỉnh Quảng Trị phải xây dựng kế hoạch, quy hoạch SXNN cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trên cơ sở thực hiện các giải pháp đồng bộ, lâu dài, chính sách hợp lí nhằm khuyến khích các loại hình SXNN phát triển bền vững.
B. KIẾN NGHỊ
Để nông nghiệp huyện Cam Lộ phát triển trong thời gian tới và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, ngoài những giải pháp nêu ra ở trên đây, Tác giả xin kiến nghị với các cấp có liên quan đến công tác quản lý và hoạch định các chính sách có liên quan đến phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển nông nghiệp huyện Cam Lộ nói riêng một số nội dung dƣới đây nhằm đƣa giải pháp có tính hiện thực hơn.
- ối với chính phủ:
+ Chính phủ cần có những chính sách mạnh, phù hợp để tăng cƣờng nâng cao dân trí cho khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa về môi trƣờng, kinh tế, xã hội và cả trình độ học vấn.
+ Miễn giảm thuế đối với sản xuất và thu nhập của nông sản. Bỏ thuế thu nhập đối với hộ nông dân sản xuất giỏi; nên từng bƣớc bỏ thuế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Ban hành các văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cách thức tổ chức thực hiện dƣới luật liên quan đến quyền sử dụng, kế thừa, chuyển đổi, thế chấp, cho thuê và góp vốn bằng đất nông nghiệp. Bởi vì nếu thiếu căn cƣ pháp lý và trình tự thi hành các quyền này dẫn đến kìm hãm tích tụ đất đai.
+ Quá trình tích tụ đất đai để hình thành các trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp sẽ làm đại bộ phận các nông hộ nhỏ không muốn giữ đất và từ bỏ nông nghiệp để chuyển sang khu vực phi nông nghiệp. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ nông dân khi chuyển giao đất để chuyển đổi sinh kê, nghề nghiệp và việc làm mới.
+ Ƣu tiên vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lƣới tiêu thụ hàng nông sản, để nâng cao năng lực thƣơng mại hàng nông sản thông qua việc gia nhập các sàn giao dịch, sở giao dịch hàng hóa.
+ Có các chính sách hỗ trợ nông dân, HTX, nhà khoa học, doanh nghiệp để đảm đƣơng đƣợc các nhiệm vụ, vai trò của mình trong liên kết; có chế tài xử phạt để bảo vệ lợi ích của các bên liên kết nhằm đảm bảo liên kết đƣợc chặt chẽ và bền vững.
- Đối với tỉnh Quảng Trị:
+ Có cơ chế đặc thù hỗ trợ sản xuất lƣơng thực đối với nông dân nhƣ: nâng mức vốn đầu tƣ cho 1ha đất khai hoang, cải tạo đồng ruộng, hỗ trợ giống, phân bón.
+ Hỗ trợ đảm bảo điều kiện an sinh xã hội cho ngƣời nông dân khi chuyển giao đất thực hiện các dự án để ổn định sản xuất sinh hoạt, chuyển đổi sinh kế, nghề nghiệp và việc làm mới.
+ Hoàn thiện các chính sách áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào SXNN để đƣa nông sản đặc biệt của tỉnh chung và huyện Cam Lộ nói riêng có thể cạnh tranh trên thị trƣờng và có giá trị kinh tế cao.
+ Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nhỏ, đảm bảo về chất lƣợng sản phẩm và sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, với chính sách ƣu đãi về vay vốn, đăng ký đăng doanh về hỗ trợ liên kết với các tổ chức hỗ trợ bên ngoài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Bá Bổng (2004), Một số vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam hiện nay và những năm tới.
[2] Bùi Quang Bình (2010), Giáo trình kinh tế Phát triển, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới – Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới, Nxb thống kê, Hà Nội.
[5] Đỗ Kim Chung, Phạm Đình Vân (2008), Giáo trình kinh tế nông nghiệp
Hà Nội: Nông nghiệp.
[6] Đỗ Kim Chung và Cộng sự (2009), Giáo trình Nguyên lý kinh tế nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[7] Phạm Doãn (2005), Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giải pháp xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
[8] Nguyễn Tiến Dũng (2003), ổi mới và hoàn thiện một số chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Trƣờng đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[9] FAO, (1992), World Food Dry, Food and Agriculture Organization, Rome, Italy.
[10] Nguyễn Ngọc Hà (2012), ường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của ảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
[11] Nguyễn Văn Hai (2011), “Phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Trị”, báo điện tử nhân dân tỉnh Quảng Trị.
[12] Đinh Phi Hổ (2004), Giáo trình kinh tế phát triển, Nxb Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[13] Vũ Ngọc Hoàng (1995), Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam – à Nẵng, Luận án Tiến sĩ, Trƣờng đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[14] Phan Thúc Huân (2007), Kinh tế phát triển, thành phố Hồ Chí Minh. [15] Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa VI, kỳ họp thứ 11, Nghị quyết
số 01/2014/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh