6. Tổng quan tài liệu
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Cam Lộ là huyện thuần nông với xuất phát điểm thấp nên kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của mình, trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Năm 2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 17,0%, trong đó: nông - lâm - thủy sản 20.94%; công nghiệp - xây dựng 10,11%; thƣơng mại - dịch vụ 13,05%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời trên một năm là 19,1 triệu đồng.
GTSX năm 2014 của huyện đạt 865.661 triệu đồng, trong đó NLTS chiếm 520.593 triệu đồng chiếm trên 60,1% tổng giá trị sản xuất, CN - XD đạt 176.589 triệu đồng chiếm 20,4%, TM – DV đạt 168.479 chiếm 19,5 %.
Từ bảng 2.6, có thể thấy GTSX ngành NLTS trong giai đoạn 2010- 2014 tăng 195.050 triệu đồng tăng 1,6 lần so với năm 2010, trong khi đó các ngành CN- XD chỉ tăng khoảng 29.291 triệu đồng, ngành TM-DV tăng 24.474 triệu đồng. Cho thấy GTSX của huyện chủ yếu là từ sản xuất NLTS, điều đó chứng minh một điều là NLTS đóng vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng GTSX của huyện.
Bảng 2.6. Giá trị sản xuất của huyện Cam Lộ qua các năm ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 GTSX (giá CĐ năm 1994). Trong đó: 616.446 689.435 693.201 739.851 865.661 1 NLTS 325.543 395.268 396.211 430.455 520.593 2 CN-XD 146.898 149.478 150.700 160.367 176.589 3 TM-DV 144.005 144.689 146.290 149.029 168.479
Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Cam Lộ qua các năm
b. Cơ cấu kinh tế
GTSX của ngành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng cao và chủ yếu trong các ngành sản xuất của huyện. Năm 2014, cơ cấu ngành NLTS đạt 60,1% tăng 7,3 % so với năm 2010; trong khi đó các ngành CN- XD, TM-DV đều có xu hƣớng giảm. Việc tập trung vào sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy GTSX của ngành NLTS tăng nhanh và đạt nhiều giá trị cao, mang lại nguồn kinh tế chủ yếu cho huyện. Huyện bƣớc đầu xác định sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung cơ sở hạ tầng, đầu tƣ kỹ thuật phát triển, khai thác thuận lợi về sản xuất nông nghiệp.
Nguồn: tính toán từ số liệu niên giám thống kê của tác giả
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Cam Lộ qua các năm
- Sản xuất nông nghiệp: tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực và đạt mức tăng trƣởng khá, sản lƣợng lƣơng thực có hạt vƣợt 2,5 vạn tấn so với kế hoạch đề ra. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai tích cực, kinh tế nông thôn đƣợc chú trọng phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ; các chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn thực hiện có hiệu quả nên đạt đƣợc một số kết quả nổi bật: năm 2014, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm: 5.272,2 ha, đạt 99,2% kế hoạch, tăng so với năm trƣớc 118,5 ha. Năng suất, sản lƣợng cây trồng hàng năm: năng suất lúa: 52,3tạ/ha, đạt 102,3% kế hoạch, tăng so với năm trƣớc 9,6 tạ/ha; năng suất lạc: 11,9 tạ/ha, đạt 81,4 % kế hoạch, giảm so với năm trƣớc 7,8 tạ/ha. Sản lƣợng cây trồng hàng năm: sản lƣợng lƣơng thực: 15.041 tấn, đạt 105,7% kế hoạch, tăng so với năm trƣớc 2.752,1 tấn.
- Sản xuất công nghiệp: Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp của huyện khoảng 210 ha. Đã đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp Cam Thành với diện tích 10 ha, hiện đã có 5 nhà máy đã và đang triển khai xây dựng; cụm công nghiệp Cam Thành đang triển khai xây dựng cơ sở hạ
tầng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Cam Tuyền với diện tích 50 ha, cụm công nghiệp Cam Hiếu 70 ha và cụm TM - DV Tƣ Sòng 20 ha. Số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn huyện là 522, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 150.700 triệu đồng, tăng 8,5%. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 doanh nghiệp đầu tƣ vào cụm công nghiệp Cam Thành với số vốn đăng kí 113 tỉ đồng. Nhà máy chế biến cao su Cam Lộ đã đƣợc xây dựng và đi vào hoạt động với công suất 5000 tấn/năm, tổng mức đầu tƣ gần 80 tỉ đồng.
- Thương mại - Dịch vụ: Phát triển ổn định, các hộ kinh doanh, buôn bán chấp hành đúng pháp luật và các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nƣớc; lƣu thông hàng hóa thông suốt, kịp thời, đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhất là các dịp lễ Tết. Tổ chức đấu giá gần 200 lô quầy và chuyển các hộ kinh doanh sang Chợ Sòng tại xã Cam Thanh để kinh doanh ổn định. Hiện năm 2012 có 2.001 cơ sở kinh doanh về lĩnh vực thƣơng mại, tăng 10% so với cùng kì năm trƣớc. Doanh thu thƣơng mại, dịch vụ ƣớc thực hiện 146.290 triệu đồng, tăng 10,9% so với cùng kì năm trƣớc.
c. Thị trường các yếu tố đầu vào và tiêu thụ nông sản
- Đối với thị trƣờng đầu vào, trong nông nghiệp chủ yếu mua các loại vật tƣ, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, vật nuôi… thực hiện ở trung tâm các xã có giao thông thuận lợi. Hiện nay, các cửa hàng ở trung tâm xã mua bán hàng hóa, vật tƣ còn qua khâu trung gian nên giá cả cao, thêm cả chi phí vận chuyển và thiếu ổn định. Sản xuất nông nghiệp ngày càng đƣợc cơ giới hóa, song việc vận hành, bảo dƣỡng còn gặp nhiều khó khăn do thiếu thiết bị tu sửa và thợ có chuyên môn trong việc vận hành, bảo quản.
- Thị trƣờng tiêu thụ nông sản kém phát triển vẫn là mối lo lắng của những ngƣời nông dân, nông sản bán ra là nguồn thu chính cho nông hộ. Phần lớn nông sản đƣợc các tƣ thƣơng mua tại nông hộ nên giá bán nông sản không ổn định do bị tƣ thƣơng ép và phụ thuộc vào nhu cầu, chất lƣợng của nông
sản. Một số sản phẩm từ chăn nuôi gia súc và thịt gia súc… thị trƣờng tiêu thụ rất nhỏ hẹp, do sản lƣợng chƣa cao, chƣa ổn định, chƣa có uy tín và thƣơng hiệu nên giá bán không ổn định, tính cạnh tranh kém. Do đó, chính quyền địa phƣơng cần có những chính sách để thúc đẩy quá trình tiêu thụ và nhu cầu nông sản ổn định.
d. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp nói chung và SXNN nói riêng. Cơ sở hạ tầng có thể tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất của một vùng hay địa phƣơng cụ thể.
Về hạ tầng giao thông: Trên địa bàn huyện có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua có tổng chiều dài 51 km. Trong đó, quốc lộ 1A dài 5 km. Quốc lộ 9 qua huyện Cam Lộ gồm 3 nhánh dài 41 km. Đƣờng Hồ Chí Minh nhánh Đông dài 8 km. Đƣờng tỉnh 585 (ĐT11 cũ) có chiều dài 10,8 km. Đƣờng huyện có 14 tuyến với tổng chiều dài 14,8 km. Toàn huyện có 50 tuyến đƣờng xã và liên thôn với tổng chiều dài 149 km. Mạng lƣới giao thông nông thôn liên xã, liên thôn từng bƣớc đã đƣợc mở rộng và xây dựng mới hoàn chỉnh theo quy hoạch. Trong giai đoạn vừa qua đã kết hợp phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, nhiều tuyến đƣờng giao thông đã đƣợc bê tông hoá đƣa vào sử dụng có hiệu quả. Tổng chiều dài các tuyến đƣợc bê tông và nhựa hoá 52,9 km, đạt 35,5%.
Cơ sở hạ tầng giao thông đã tạo nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm nông sản của các hộ nông, trang trại, hợp tác xã và daonh nghiệp nông nghiệp đến thị trƣờng tiêu thụ và dễ dàng trong việc lƣu thông, bảo quản hàng hóa nông sản, cũng nhƣ giảm thiểu chi phí vận chuyển các yếu tố đầu vào cho việc sản xuất nông nghiệp.