Đặc điểm về điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 58)

6. Tổng quan tài liệu

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội

a. Dân số, mật độ dân số, lao động

Dân số: Huyện Cam lộ bao gồm các dân tộc Kinh và Bru-Vân Kiều, với dân số năm 2014 là 45.160 ngƣời, chiếm khoảng 7,1% dân số toàn tỉnh. Tốc độ tăng dân số 5 năm giai đoạn 2009 - 2014 là 1,02% (giai đoạn 2005 - 2009 là 1,07%/năm). Mật độ dân số của huyện đạt 131 ngƣời/km2 cao hơn mức trung bình cả tỉnh (126,7 ngƣời/km2).(Bảng 2.3)

Bảng 2.3. Tình hình diện tích đất, dân số, mật độ dân số, huyện Cam Lộ năm 2014 STT Theo xã, phƣờng, thị trấn Diện tích (km2) Dân số (Ng) Mật độ dân số (Ng/km2) 1 Thị trấn Cam Lộ 10,54 6.295 597 2 Cam Tuyền 103,87 5.220 50 3 Cam An 14,84 5.173 349 4 Cam Thủy 20,69 4.607 223 5 Cam Thanh 12,86 2.361 184 6 Cam Thành 43,65 6.860 157 7 Cam Hiếu 25,84 5.415 210 8 Cam Chính 56,38 4.155 74 9 Cam Nghĩa 55,78 5.074 91 Tổng số 344,45 45.160 131

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 của huyện Cam Lộ

Từ Bảng 2.3 có thể thấy, dân số tập trung ở các vùng ven đô thị nhƣ thị trấn Cam Lộ với mật độ dân số 597 ngƣời/km2, và xã Cam An tiếp giáp với thành phố Đông Hà cho nên mật độ dân số ở đây khá dày đặc 349 ngƣời/km2. Trong đó, xã Cam Tuyền và xã Cam Chính có mật độ dân số khá thƣa, 50-74 ngƣời/km2, do đó có thể thuận lợi phát triển nông nghiệp tập trung với diện tích đất sử dụng ngoài đất ở lớn. Các xã khác nhƣ Cam Hiếu, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thủy dân số tập trung trung bình với mật độ dân số từ 150 ngƣời/km2 đến hơn 200 ngƣời/km2.

Cơ cấu dân số phân theo giới tính tƣơng đối đồng đều, nữ đạt 22.831 ngƣời chiếm 50,56%, nam đạt 22.329 ngƣời chiếm 49,44%. Còn phân theo thành thị và nông thôn thì dân thành thị chỉ chiếm 13,9%, trong khi đó dân nông thôn lên đến 86,1%. (Bảng 2.4)

Bảng 2.4. Tình hình dân số lao động và số hộ của huyện Cam Lộ có đến 31/12/2014 STT Phân theo xã, phƣờng, thị trấn Dân số (ng) LĐ trong độ tuổi (ng) Số hộ (hộ) Tổng số Nữ Tổng số Nữ Tổng số 45.160 22.831 27.873 13.123 12.056 1 Thị trấn Cam Lộ 6.295 3.223 3.978 1.929 1.715 2 Cam Tuyền 5.220 2.665 3.124 1.450 1.222 3 Cam An 5.173 2.619 3.110 1.474 1.393 4 Cam Thủy 4.607 2.361 2.876 1.343 1.216 5 Cam Thanh 2.361 1.200 1.457 632 662 6 Cam Thành 6.860 3.373 4.251 2.100 1.877 7 Cam Hiếu 5.415 2.733 3.369 1.604 1.472 8 Cam Chính 4.155 2.127 2.596 1.244 1.123 9 Cam Nghĩa 5.074 2.530 3.112 1.347 1.376

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 của huyện Cam Lộ

Từ bảng 2.4 cho thấy, dân cƣ phân bố cũng chƣa đều trong huyện có sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn rõ rệt. Bên cạnh đó, dân cƣ cũng tập trung ở các xã đồng bằng và gần vùng ven các đô thị lớn, tập trung nhiều hơn cả là ở xã Cam Thành với 6.860 ngƣời, mật độ dân số là 157 ngƣời/km2, tiếp đến là thị trấn Cam Lộ với 6.295 ngƣời, mật độ dân số là 597 ngƣời/km2, Cam Hiếu là 5.415 ngƣời, mật độ là 210 ngƣời/km2. Ít nhất là ở xã Cam Thanh chỉ có 2.361 ngƣời với mật độ dân số là 184 ngƣời/km2. Sự phân bố dân cƣ không đồng đều đã làm hạn chế khả năng khai thác tài nguyên đất đai vùng gò đồi và miền núi và ảnh hƣởng không nhỏ đến thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, sự phân bố hoạt động của sản xuất nông nghiệp.

Lao động: Hiện số dân trong độ tuổi lao động có 27.873 ngƣời, chiếm 61,72% dân số. Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động trong 1 hộ gia đình là hơn 2 ngƣời lao động trong một hộ. Tỷ lệ ngƣời lao động là nữ khoảng 47,08% ngƣời lao động. Lao động chủ yếu tập trung vào lĩnh vực NLTS chiếm 54,68%, với 14.801 ngƣời vào năm 2014, và xu hƣớng ngƣời lao động giai đoạn từ năm 2010-2014 trong lĩnh vực NLTS có chiều hƣớng tăng. Điều này cũng cho thấy, kinh tế phát triển của huyện theo hƣớng thuần nông, chƣa có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành nông lâm thủy sản sang các ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ khác, hay nói một cách khác là các ngành sản xuất ngoài nông nghiệp của huyện đang còn phát triển chậm.

Bảng 2.5. Tình hình lao động tham gia trong các ngành kinh tế của huyện, giai đoạn từ 2010-2014 ĐVT: Ngƣời STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Lao động 26.081 26.375 26.788 26.899 27.088 1.1 Lao động NLTS 14.350 14.411 14.680 14.695 14.801 1.2 Lao động CN-XD 4.113 4.253 4.300 4.336 4.401 1.3 Lao động TM-DV 7.618 7.711 7.808 7.858 7.886

Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Cam lộ qua các năm

Từ bảng 2.5 có thể thấy, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 là 27.088 ngƣời. Trong đó:

+ Ngành nông - lâm - thủy sản: 14.801 ngƣời chiếm 54,68%. + Ngành công nghiệp - xây dựng: 4.401 ngƣời chiếm 16,25%. + Ngành thƣơng mại - dịch vụ: 7.886 ngƣời chiếm 29,11%.

Cơ cấu lao động trong ngành NLTS tƣơng đối ổn định và có sự biến động nhỏ qua các năm, giảm từ năm 2010 đến năm 2012, song từ năm 2013 đến 2014 lại có xu hƣớng tăng. Lao động CN-XD có xu hƣớng tăng từ

15,77% năm 2010 lên 16,25% vào năm 2014, tuy nhiên tỉ lệ này con quá nhỏ chỉ 0,48%. Đối với lao động TM-DV có xu hƣớng giảm 0,1% trong giai đoạn từ năm 2010 -2014. Điều đó cho thấy cơ cấu lao động giữa các ngành không có sự dịch chuyển rõ rệt, cơ cấu lao động ổn định và phần lớn vẫn tập trung vào ngành NLTS.

Nguồn: tính toán từ số liệu niên giám thống kê của tác giả

Biểu đồ 2.1. Tình hình cơ cấu lao động tham gia trong các ngành kinh tế

Nhƣ vậy, phần lớn lao động trên địa bàn huyện làm việc chủ yếu trong khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp, đây là nguồn lực rất lớn cung cấp đủ lao động cho sản xuất nông nghiệp hộ gia đình, các trang trại, hợp tác xã và các doanh nghiệp nông nghiệp; lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ còn chiếm tỉ lệ thấp.

b. Truyền thống, văn hóa

Với lịch sử hình thành từ lâu đời từ thời kỳ hậu đồ đá cũ có sử dụng các công cụ làm bằng đá nhƣ công cụ chặt, chày nghiền và các loại dụng cụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt thô sơ bằng đá và xƣơng và đồ gốm. Đất xứ Cùa là vùng đất màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trái đặc biệt là hồ tiêu và

dâu da, cam, bƣởi, ổi. Bên cạnh đó, vùng đất Cùa nổi tiếng với các loại nông sản nhƣ mít ngọt, chè xanh, măng khô, mộc nhĩ.

Việc hình thành chợ phiên Cam Lộ cho thấy việc trao đổi, buôn bán hàng hóa từ rất sớm, việc trao đổi, mua bán góp phần thúc đẩy các dịch vụ nông nghiệp phát triển, tuy nhiên hiện nay huyện vẫn còn nhiều lúng túng khó khăn trong việc phát triển loại hình này, chủ yếu là các dịch vụ nông nghiệp tự phát và quy mô còn quá nhỏ.

Với nền văn hóa lâu đời về sản xuất lúa nƣớc của Việt Nam, huyện cũng không ngoại lệ, đặc biệt đối với những xã có địa hình đồng bằng thuận lợi cho việc trồng cây lúa nƣớc và cũng là loại cây lƣơng thực chính của cả vùng, huyện.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)