6. Tổng quan tài liệu
2.2.4. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của huyện
Giá trị sản phẩm thu hoạch đƣợc trên 1ha đất trồng trọt của các cây hàng năm tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2010 giá trị sản phẩm trên 1ha đất nông nghiệp của cây hàng năm là 37,7 triệu đồng/ha cho đến năm 2014 giá trị này tăng lên đến 69,5 triệu đồng/ha. Điều này phần nào có thể nói lên đã có
sự thâm canh trong sản xuất trồng trọt các loại cây hàng năm tạo ra giá trị sản phẩm thu hoạch cao hơn trên 1 đơn vị diện tích trồng trọt (Bảng 2.14).
Bảng 2.14. Giá trị sản phẩm thu hoạch các các loại cây trồng trên đất trồng trọt của huyện qua các năm
ĐVT: Triệu đồng/ha
STT Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 2013 2014
1 Cây hàng năm 37,7 44,8 44,9 51,1 69,5
2 Cây lâu năm 99,8 78,3 74,6 62,8 40,3
Nguồn: Niên giám thống kê của Cam Lộ
Từ bảng 2.14, cho thấy giá trị sản phẩm thu hoạch cây hàng năm có xu hƣớng tăng lên, đạt 69,5 triệu đồng/ha cao hơn so với năm 2010 là 31,8 triệu đồng/ha. Giá trị sản phẩm thu hoạch của các loại cây lâu năm giảm rõ rệt năm 2014 giảm 59,5 triệu đồng/ha so với năm 2010. Việc gia tăng năng suất giá trị sản phẩm cây trồng hàng năm là do quá trình thâm canh mang lại với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, máy móc hiện đại, sử dụng các nguồn tự nhiên hiện có nhƣ nguồn nƣớc và tính thời vụ của các loại cây trồng hàng năm để kết hợp sản xuất, tạo ra giá trị sản xuất cao trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất.
Tình hình thâm canh trong nông nghiệp thời gian qua đã từng bƣớc cải thiện và góp phần đƣa năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng tăng lên. Tuy nhiên chỉ có lúa và sắn có mức tăng tƣơng đối, trong khi đó năng suất của ngô có xu hƣớng giảm rõ rệt do giống cũ và qua quá nhiều đời (f1, f2,..) dẫn đến khả năng chống chịu sâu bệnh kém, sản lƣợng kém chất lƣợng, số lƣợng. Năng suất của cây lạc có xu hƣớng tăng, giảm không ổn định do phụ thuộc vào thời tiết hàng năm. Năng suất các loại các loại cây trồng còn bất ổn định
và không đồng đều, đều này có thể thấy tình hình thâm canh ở địa phƣơng chƣa rõ ràng và thực hiện chƣa tốt và đạt hiệu quả cao nhất (Bảng 2.15).
Bảng 2.15. Tình hình năng suất của một số loại cây trồng trên địa bàn huyện Cam Lộ, giai đoạn 2010-2014
ĐVT: Tạ/ha STT Cây trồng Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Lúa 42,6 43,5 49,03 42,7 52,3 2 Ngô 24,8 22 18,2 14.7 15,6 3 Sắn 181,4 186 200 183 246 4 Lạc 16 13 17,3 19,7 11,9
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cam Lộ qua các năm
Những năm gần đây do điều kiện giao thông nông thôn và giao thông nội đồng có nhiều cải thiện, ruộng đất đƣợc dồn điền đổi thửa nên đã tiến hành cơ giới hóa một số khâu làm đất, thu hoạch nên năng suất cây trồng tăng lên. Ngoài ra, từ các mô hình sản xuất cây lƣơng thực có kết quả cao đƣợc nhân rộng ra áp dụng ở bên ngoài ngày càng nhiều, huyện đã tích cực vận động tuyên truyền và ứng dụng nhiều giống lúa mới nhƣ X21, CR95,P6, IR504-04, HT6, HT1,… trên diện rộng.
Cơ sở vật chất phục vụ thâm canh trong nông nghiệp ngày càng đƣợc hoàn thiện, số trạm bơm và hệ thống thủy lợi đƣợc nâng cấp và đầu tƣ xây mới, diện tích đất cày, bừa hầu nhƣ đƣợc thực hiện bằng máy, diện tích tƣới tiêu đƣợc gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề thâm canh còn gặp nhiều hạn chế đó là:
- Các giống cây trồng có năng suất, chất lƣợng cao chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng đại trà và phổ biến rộng rãi ở các xã để nông dân sản xuất.
quan tâm, chỉ gieo trồng và đợi đến kỳ thu hoạch, chƣa thực sự chăm sóc và chƣa thực hiện theo dõi sinh trƣởng của cây trồng một cách hợp lý. Cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ SXNN đã đƣợc đầu tƣ, nhƣng do thƣờng xuyên xuống cấp, công tác bảo quản còn hạn chế đã làm ảnh hƣởng đến quá trình thâm canh trong nông nghiệp.