6. Tổng quan tài liệu
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn
- Vị trí địa lý:
Huyện Cam Lộ nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Trị, giới hạn từ 16041’B đến 16053’B, 106050’Đ đến 107006’Đ. Phía Bắc giáp huyện Gio Linh, phía Nam giáp huyện Triệu Phong, phía Đông giáp với thị xã Đông Hà, phía Tây giáp huyện Đakrông. Cam Lộ có 9 đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Cam Lộ là trung tâm huyện lỵ, 4 xã vùng đồng bằng là Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và 4 xã miền núi là Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Tuyền, Cam Thành.
- ịa hình:
Huyện Cam Lộ mang sắc thái của vùng chuyển tiếp địa hình từ dãy Trƣờng Sơn thấp dần ra biển, độ cao địa hình từ 50 - 400 m với ba tiểu vùng rõ rệt:
+ Vùng núi thấp ở phía Tây - Tây Bắc gồm các xã Cam Thành, Cam Tuyền có địa hình nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp.
+ Vùng gò đồi gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa mang sắc thái tiểu vùng cao nguyên, đây là vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày.
+ Vùng đồng bằng dọc theo hai bờ sông Hiếu thuộc các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và cây lƣơng thực.
- Khí hậu:
Khí hậu của huyện Cam Lộ chịu ảnh hƣởng của chế độ khí hậu Đông Trƣờng Sơn. Qua phân tích số liệu theo dõi nhiều năm của trạm khí tƣợng Đông Hà, khí hậu Cam Lộ có những đặc trƣng sau:
+ Nhiệt độ trung bình 240 – 250C, tháng thấp nhất là 18,90
C (tháng 1, 2), tháng cao nhất 30,30C (tháng 6, 7), biên độ nhiệt độ ngày - đêm 6,50
– 70C. + Lƣợng mƣa trung bình năm trên địa bàn khá cao: 2.400 mm. 80% lƣợng mƣa tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 12 với cƣờng độ mƣa khá lớn, thời kì còn lại lƣợng mƣa không đáng kể.
+ Tỉnh Quảng Trị nói chung và Cam Lộ nói riêng đều chịu ảnh hƣởng của gió Tây Nam khô nóng xuất hiện sớm từ tháng 2 và kết thúc muộn vào tháng 9.
+ Bão lụt là yếu tố ảnh hƣởng đáng kể đối với Quảng Trị. Tần suất bão lụt tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Bão thƣờng kèm mƣa lớn nên dễ gây ra lũ lụt, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
Tóm lại, với điều kiện tự nhiên sẵn có của huyện có nhiều thuận lợi, cơ hội để mở rộng giao lƣu kinh tế, đón nhận đầu tƣ; địa hình đa dạng là thế mạnh để kết hợp phát triển liên hoàn các thế mạnh về nông –lâm- ngƣ nghiệp, hệ thống thủy lợi dày đặc. Bên cạnh đó có những khó khăn về mặt địa hình ảnh hƣởng kết cấu hạ tầng theo quy mô lớn và khí hậu phân hóa theo mùa, diễn biến thất thƣờng nhiều thiên tai cần phải có biện pháp phòng tránh, dự báo, đầu tƣ hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp hợp lý theo mùa, vụ tạo điều kiện phát triển nông nghiệp của Huyện.
b. Tài nguyên thiên nhiên
- ất đai
Đất ở huyện Cam Lộ chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, chiếm 84% diện tích, tiếp đến là 69,7% diện tích đất tự nhiên, đất tự nhiên có tầng đất dày phù hợp phát triển cây trồng ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế. Diện tích đất nông nghiệp chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên của huyện.
Diện tích đất tự nhiên toàn huyện thời điểm năm 2014 là 34.427,39 ha. Trong đó: đất nông nghiệp có 27.909,09 ha, chiếm 81,07%; đất phi nông nghiệp có 4.693,01 ha chiếm 13,63%; đất chƣa sử dụng có 1.825,29 chiếm 5,3% diện đất tự nhiên của huyện. Việc sử dụng mục đích đất vào đất nông nghiệp của huyện chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy huyện còn phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó có sản xuất nông nghiệp với diện tích đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chiếm 22,83% tƣơng ứng với 7.860 ha. Bên cạnh đó với địa hình đồi núi, đất rừng sản xuất vẫn chiếm ƣu thế và có tỉ trọng cao nhất trong diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp gần 50% diện tích đất nông nghiệp. (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện Cam Lộ năm 2014
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng số diện tích đất 34.427,39 100,00
1 Đất nông nghiệp 27.909,09 81,07
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7.860,00 22,83
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 3.886,13 11,29
1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.659,40 4,82
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 7,00 0,02
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.219,73 6,45
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.973,87 11,54
STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1.2.1 Rừng sản xuất 16.518,54 47,98
1.2.2 Rừng phòng hộ 3.431,63 9,97
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 98,01 0,28
1.4 Đất nông nghiệp khác 20,91 0,06
2 Đất phi nông nghiệp 4.693,01 13,63
3 Đất chƣa sử dụng 1.825,29 5,3
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cam Lộ
Từ bảng 2.1 cho thấy năm 2014, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 81,07% tổng diện tích tự nhiên. Riêng đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 57,95% diện tích đất tự nhiên tƣơng đƣơng với 19.950,17 ha. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 7.860,00 ha chiếm 22,83% diện tích đất tự nhiên, hầu hết diện tích đã đƣa vào khai thác, quỹ đất còn lại chƣa sử dụng còn rất ít chiếm 5,3% với chủ yếu là các loại đất gò đồi phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày và đất bạc màu, sỏi đá, khó canh tác. Do đó việc mở rộng khai thác sản xuất đất nông nghiệp rất hạn hẹp (Bảng 2.1), huyện cần lƣu ý đến việc chuyển đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp vào mục đích khác và chuyển đổi sử dụng đất từ các mục đích khác sang sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý .
Huyện đang có xu hƣớng dần dần chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích sản xuất nông nghiệp, từ Bảng 2.2 có thể thấy đƣợc cơ cấu đất sản xuất đất lâm nghiệp giảm từ 62,49% năm 2009 xuống 59,38% năm 2013 và năm 2014 chỉ còn 57,95%. Trong khi tỷ trọng diện tích đất sản xuất nông nghiệp lại tăng lên từ năm 2009 từ 17,86% (bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, Bảng 2.2) lên đến 22,83% năm 2014. Điều đó chứng tỏ, huyện đang định hƣớng chuyển dịch sử dụng đất lâm nghiệp sang sản xuất
nông nghiệp nhằm tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp nhiều hơn, nới rộng sản xuất nông nghiệp trong tƣơng lai phù hợp với định hƣớng phát triển nông nghiệp cũng nhƣ kinh tế của huyện.
Bảng 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Cam Lộ qua các năm
ĐVT: %
Các loại đất 2009 2013 2014
Đất trồng cây hàng năm 9,72 11,29 11,29
Đất trồng cây lâu năm 8,14 9,35 11,54
Đất lâm nghiệp 62,49 59,38 57,95
Đất nuôi trồng thủy sản 0,31 0,38 0.28
Đất khác 19,34 19,6 18.94
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Cam Lộ
- Tài nguyên nước
Hệ thống sông ngòi của huyện khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 - 1 km/km2. Huyện có sông Hiếu chảy qua và là con sông chính chảy qua địa bàn Cam Lộ cùng 10 phụ lƣu nhƣ khe Chùa, khe Mài... tạo thành nguồn nƣớc sinh hoạt, phát triển thủy lợi và đánh bắt thủy sản cho nhân dân. Bên cạnh đó với đặc điểm địa hình có dãy Trƣờng Sơn núi cao ở phía Tây tạo nên các con sông nhỏ ở đây có đặc điểm chung là ngắn và dốc. Nguồn nƣớc ở sông Hiếu bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn, chảy qua các hẻm đá, cát tạo thành một con sông nƣớc ngọt tƣơi mát, xanh trong.
Cam Lộ có các hồ chứa nƣớc nhƣ: Đá Mài, Tân Kim, Nghĩa Hy, Đá Lã, Hiếu Nam... có tổng dung tích 6,334 triệu m3, tƣới cho trên 1.000 ha cây trồng. Ở lòng đất, độ sâu từ 6m - 30m có mạch nƣớc ngầm liên thông thuận lợi cho việc đào giếng, khoan giếng dùng trong sinh hoạt hoặc phục vụ sản xuất.
Với mạng lƣới thủy văn dày đặc đã tạo thuận lợi cho việc cung cấp nƣớc cho việc sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.
c. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Thuận lợi:
Huyện Cam Lộ là cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của thành phố Đông Hà - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Quảng Trị. Huyện Cam Lộ nằm trên giao điểm của nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua gồm: Quốc lộ 1A; đƣờng Hồ Chí Minh; Quốc lộ 9 - tuyến đƣờng liên Á nối Việt Nam - Lào - Thái Lan và các nƣớc trong khu vực. Dòng sông Hiếu và Quốc lộ 9, đƣờng Hồ Chí Minh đi ngang qua trung tâm tạo thành trục cơ sở quy tụ dân cƣ, phát triển KT - XH của huyện đã tạo cho huyện nhiều thuận lợi và cơ hội để mở rộng giao lƣu kinh tế, đón nhận đầu tƣ trong tỉnh, nhà nƣớc, cũng nhƣ ứng dụng khoa học kĩ thuật. Điều này có tác động tích cực đến sự phát triển KT - XH nói chung cũng nhƣ sự phát triển nông nghiệp nói riêng.
Sự phân hóa địa hình thành các dạng nối tiếp nhau tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển liên hoàn các thế mạnh về nông - lâm - ngƣ nghiệp dƣới các hình thức sản xuất nông nghiệp khác nhau. Khu vực núi thấp, gò đồi có thể phát triển sản xuất trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi… Khu vực đồng bằng phát triển sản xuất cây hằng năm, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ…
Khí hậu và thổ nhƣỡng thích hợp cho phát triển nông lâm nghiệp và các loại cây trồng ngắn ngày hàng năm đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cao su, tiêu (Cùa), cà phê, các loại cây ngắn ngày nhƣ củ sắn, lạc,..
Hệ thống sông ngòi và hồ nƣớc tƣơng đối lớn thuận lợi cho việc xây dựng công trình thủy nông nhƣ đập, hồ chứa nƣớc phục vụ cho việc tƣới tiêu sản xuất nông nghiệp vào mùa khô.
Quỹ đất của huyện tƣơng đối rộng và thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp đa dạng hóa cây trồng kết hợp chăn nuôi nhƣ phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, nuôi lợn, dê tập trung và sản xuất các loại cây
lƣơng thực và cây ngắn ngày nhƣ sắn làm nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất tinh bột sắn của doanh nghiệp đang sản xuất tại huyện.
Diện tích rừng chiếm tỷ trọng lớn là lá phổi xanh của huyện làm cho khí hậu trong lành, thoáng mát, và địa hình đồi núi cùng với văn hóa tâm linh chùa chiền là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh.
- Khó khăn
Địa hình tƣơng đối phức tạp, có sự chia cắt gây khó khăn cho việc khai thác tập trung sản xuất trên quy mô lớn, xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, mạng lƣới điện…
Khí hậu phân hóa theo mùa, diễn biến thất thƣờng, lại là nơi hội tụ của nhiều yếu tố bất lợi nhƣ bão, lũ lụt, đặc biệt là gió Tây Nam khô nóng thổi vào mùa hạ đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Quỹ đất với mục đích sử dụng sản xuất nông nghiệp còn thấp, diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp còn nhỏ, quỹ đất tự nhiên hạn chế và chủ yếu là đất lâm nghiệp ảnh hƣởng đến quy mô phát triển nông nghiệp, khó phát triển sản xuất trên quy mô lớn, thƣờng phải sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún.
Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện cần đƣợc đầu tƣ thêm, mở rộng và đầu tƣ xây dựng hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi, hạ thống đƣờng giao thông nông thôn, khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ mới và các loại giống cây trồng vật nuôi mới còn hạn chế mang lại giá trị kinh tế chƣa cao.