6. Tổng quan tài liệu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
- Số lƣợng và giá trị sản lƣợng của từng năm.
- Mức tăng và tốc độ tăng của sản lƣợng qua các năm.
- Sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm.
- Mức tăng và tốc độ tăng tăng của sản phẩm hàng hóa, giá trị sản phẩm hàng hóa qua các năm.
- Đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc, cải thiện đời sống ngƣời lao động.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGHIỆP
1.3.1. Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên
Các đối tƣợng của SXNN là các sinh vật sống nên cần môi trƣờng sống phù hợp, cũng nhƣ có sự gắn bó chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên. Các nhân tố tự nhiên sẽ quyết định đến chất lƣợng và đặc điểm của nông sản đƣợc sản xuất ra tại mỗi vùng, miền tự nhiên của sự phân công lao động xã hội trong nông nghiệp. Các tác động của nền nông nghiệp hàng hóa chỉ thực sự có ý nghĩa khi các tác động đó thích ứng với các điều kiện tự nhiên và nhu cầu sinh trƣởng, phát triển của các loại cây trồng.
a.Điều kiện đất đai
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề của mọi quá trình sản xuất. Các tiêu thức của đất đai cần đƣợc phân tích, đánh giá về mức độ thuận lợi hay khó khăn cho phát triển nông nghiệp là tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng có trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các loại chất dinh dƣỡng đó, độ PH của đất …), đặc điểm về địa hình, về độ cao của đất đai. Điểm cơ bản cần lƣu ý khi đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn của đất đai là phải gắn với từng loại cây trồng cụ thể. Có những loại cây trồng không thích hợp với loại đặc điểm nào đó của đất đai, gây khó khăn cho việc việc
phát triển loại cây trồng này, nhƣng lại là điểm tốt của đất đai để phát triển cây trồng khác. Bên cạnh đó, cần xem xét trong từng thời vụ cụ thể trong năm về ảnh hƣởng của đất đai đối với sản xuất một loại cây trồng nhất định.
b. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Điều kiện khí hậu, thời tiết làm sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ rất lớn. Những thông số cơ bản của khí hậu nhƣ nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng, nhiệt độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lƣợng mƣa bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí; thời gian chiếu sáng, cƣờng độ ánh sáng; chế độ giờ; những hiện tƣợng đặc biệt của khí hậu nhƣ sƣơng muối, mƣa đá, tuyết rơi, sƣơng mù, nguy cơ xảy ra thiên tai đều phải đƣợc phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hƣởng đến phát triển của từng loại cây trồng và con vật nuôi cụ thể.
c.Nguồn nước
Nguồn nƣớc cung cấp cho nông nghiệp bao gồm cả nƣớc trên bề mặt và nƣớc ngầm, hoặc khả năng đƣa nƣớc từ nơi khác đến vùng sản xuất mà đang đƣợc xem xét. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, trên thế giới có 70% nƣớc đƣợc dùng vào trong sản xuất nông nghiệp, tại Việt Nam 90% lƣợng nƣớc chủ yếu dùng cho thủy lợi. Nƣớc là nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong sự phát triển của loài ngƣời nói chung và của ngành SXNN nói riêng, sự sống không thể thiếu hay tách rời khỏi nƣớc. Trong SXNN, nguồn nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp đến diện tích gieo trồng, hệ số quay vòng đất và năng suất cây trồng, vật nuôi.
Tóm lại, các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên đƣợc xem là cơ sở tự nhiên, là nền tảng ban đầu trong sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển nông nghiệp và chuyên môn hóa theo vùng đƣợc xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong dó chủ yếu là sự khác biệt về khí hậu và nguồn nƣớc. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ tạo ra sự chuyên môn hóa SXNN giữa vùng này và vùng khác.