Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 63 - 68)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.1. Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp của huyện

a. Số lượng kinh tế hộ gia đình

SXNN chủ yếu tập trung ở kinh tế hộ gia đình, kinh tế hộ gia đình là cơ sở sản xuất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm nông sản và là nguồn tạo ra giá trị sản xuất chính của nông nghiệp. Tính đến năm 2014, toàn huyện Cam Lộ có 12.056 hộ gia đình sinh sống (Bảng 2.4), trong đó số hộ nông nghiệp là 9.467 hộ với quy mô sản xuất nhỏ bé, các hộ ở các xã có địa hình đồi núi chủ yếu sản xuất tự cung tự cấp, canh tác nhỏ lẻ. So với năm 2013, số hộ sản xuất nông nghiệp năm 2014 giảm 147 hộ, nguyên nhân là do một số cây lƣơng thực nhỏ lẻ bị mất giá nên các hộ tập trung liên kết chuyển sang phát triển quy mô lớn nhƣ các trang trại, hợp tác xã.

Trong lĩnh vực trồng trọt, các hộ đã sản xuất trên diện tích 9.547,6 ha đất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất là 1,65 lần, bình quân 1,01 ha/hộ. Trong chăn nuôi, các hộ nuôi đƣợc 24.741 con gia súc, 113.820 con gia cầm. Nhìn chung, trong nông nghiệp huyện những năm qua số hộ nông nghiệp ngày càng giảm dần. Giá trị sản xuất do kinh tế hộ tạo ra còn hạn chế về nhiều mặt nên chƣa thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh.

b. Số lượng kinh tế trang trại

Sau khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng

hóa, KTTT của huyện Cam Lộ có nhiều thay đổi và thể hiện vai trò quan trọng trong sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp.

Theo điều tra, tính đến cuối năm 2012, toàn tỉnh Quảng Trị có 902 trang trại các loại, trong đó huyện Cam Lộ có 70 trang trại (theo tiêu chí cũ). Ngày 13/4/2011, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tƣ số 27/2011/TT- BNNPTNT quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KTTT mới.

Theo tiêu chí mới, tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 24 trang trại đạt tiêu chí các loại, giảm 878 trang trại. Diện tích bình quân một trang trại đạt 21,2 ha, giá trị sản lƣợng bình quân đạt 2.218 triệu đồng/trang trại.

Bảng 2.7. Tình hình trang trại của huyện Cam Lộ qua các năm

Năm Số lƣợng trang trại trên địa bàn huyện Số lƣợng trang trại tỉnh Quảng Trị Tỉ lệ (%) 2009 71 911 7,79 2010 70 860 8,13 2011 70 902 7,76 2012 6 24 25 2013 6 24 25 2014 6 23 26

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cam Lộ

Từ bảng 2.7, có thể thấy từ năm 2009 đến năm 2014, số lƣợng trang trại của huyện giảm mạnh, từ 71 trang trại (2009) còn 6 trang trại (2014) là do theo xu hƣớng chung của toàn tỉnh Quảng Trị. Giai đoạn 2009 - 2011 có trên 70 trang trại hoạt động, chiếm hơn 7% số lƣợng trang trại của toàn tỉnh. Năm 2012, 2013 số trang trại rất ít, giảm đi gần 12 lần so với các năm trƣớc. Điều này là do có những thay đổi mới trong các chỉ tiêu công nhận trang trại theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KTTT mới của cả nƣớc. Theo quy định tại Thông tƣ 27 của Bộ NN&PTNT cho thấy các trang trại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị không đạt chuẩn theo tiêu chí mới là do các trang trại cũ hầu hết không đạt hai tiêu chí hoặc có trang trại chỉ đạt một trong hai tiêu chí về diện tích hoặc giá trị sản lƣợng.

Việc không đạt tiêu chí để đƣợc công nhận là trang trại làm cho việc sản xuất nông nghiệp theo phƣơng thức tập trung của các hộ gia đình trở nên khó khăn trong việc vay vốn đầu tƣ và hƣởng các chính sách ƣu đãi từ sản xuất kinh tế trang trại

71 70 70 6

Bảng 2.8. Số trang trại phân theo loại hình trang trại ở huyện Cam Lộ qua các năm Năm Tổng số trang trại Trang trại cây hàng năm Trang trại cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại lâm nghiệp Trang trại nuôi trồng thủy sản Trang trại tổng hợp 2009 71 - 60 6 - 2 3 2010 70 - 61 6 - 2 3 2011 70 - 61 5 - 1 3 2012 6 - 2 1 - 1 2 2013 6 - 2 1 - 1 2 2014 6 - 2 1 - 1 2

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cam Lộ

Theo bảng 2.8, loại hình trang trại của huyện thì các trang trại chủ yếu là trang trại cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Không có trang trại cây hằng năm và trang trại lâm nghiệp. Trang trại cây lâu năm chiếm ƣu thế tuyệt đối trong phát triển KTTT của huyện Cam Lộ từ 2009 đến 2014. Tuy nhiên, qua từng năm, số lƣợng các loại hình trang trại thay đổi theo xu hƣớng giảm số lƣợng, một mặt là do không đủ các tiêu chí để công nhận là trang trại theo tiêu chí mới của Bộ NN&PTNT ban hành, điều này đã gây khó khăn cho các hộ nông dân khi quyết định phát triển kinh tế theo mô hình KTTT. Mặt khác, các chính sách của tỉnh, huyện chú trọng vào các trang trại vừa và lớn để nâng cao chất lƣợng sản phẩm có thƣơng hiệu trên thị trƣờng, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của các địa phƣơng khác nên các loại trang trại nhỏ không đủ sức tồn tại. Những năm gần đây, xảy ra nhiều thiên tai với cƣờng độ mạnh và tần xuất ngày càng nhiều đã gây thiệt hại không nhỏ, làm cho các trang trại bị hƣ hại nặng nề khó có thể khôi phục lại hoặc nếu khôi phục lại đƣợc thì cũng tốn kinh phí lớn. Năm 2014, toàn huyện có 06 trang trại, trong đó có 02 trang

trạng cây lâu năm, 01 trang trại chăn nuôi, 01 trang trại nuôi trồng thủy sản, 02 trang trại tổng hợp.

c. Số lượng hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế, thời gian qua hầu hết các HTX trên địa bàn huyện Cam Lộ đã thực hiện chuyển đổi sang mô hình HTX kiểu mới. Nhờ vậy, các HTX đã phát huy đƣợc vai trò tự chủ trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tạo nên những chuyển biến tích cực. Số lƣợng và chất lƣợng các dịch vụ cung cấp của HTX từng bƣớc nâng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho xã viên, góp phần tích cực vào quá trình triển khai chƣơng trình MTQG và xây dựng NTM tại các địa phƣơng.

Toàn huyện Cam Lộ hiện có 18 HTX, trong đó có 15 HTX nông nghiệp, đến hết năm 2014 đã chuyển đổi đƣợc 14/15 HTX nông nghiệp, trong năm 2015 sẽ tiến hành chuyển đổi 1 HTX còn lại. Hoạt động các dịch vụ của một số HTX vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhƣ quy mô và doanh số nhỏ, hoạt động cung cấp các dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên, hộ nông dân mới chỉ chủ yếu dừng lại ở các dịch vụ đầu vào, ở một số khâu thiết yếu. Chất lƣợng dịch vụ ở nhiều HTX chƣa đáp ứng yêu cầu xã viên. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn thấp, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng, chƣa có sự hấp dẫn, lôi cuốn xã viên và ngƣời lao động gắn bó tích cực xây dựng HTX...

Ngoài các dịch vụ bắt buộc, một số HTX đã mở rộng các loại hình dịch vụ mang tính kinh doanh thƣơng mại, tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh nhƣ dịch vụ cung ứng vật tƣ phân bón. Nhiều HTX đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực tìm kiếm thị trƣờng, huy động các nguồn lực, tổ chức đổi thửa dồn điền, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên, mùa vụ và lợi thế so sánh của từng vùng. HTX đã thực sự trở thành “bà đỡ” cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại.

Nhờ sản xuất, kinh doanh phát triển, nhiều HTX đã tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế, xã hội, góp phần tích cực thực hiện các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả các tiêu chí trong chƣơng trình MTQG xây dựng NTM tại nhiều địa phƣơng.

d. Số lượng doanh nghiệp nông nghiệp

Các công ty cổ phần chế biến tinh bột sắn, tinh dầu nghệ, nhà máy chế biến cao su hằng năm tiêu thụ hàng nghìn tấn sắn nguyên liệu cho nông dân của huyện Cam Lộ. Trên địa bàn huyện có khoảng 30 doanh nghiệp lớn, nhỏ hoạt động trong các lĩnh vực trong đó có một số doanh nghiệp nhỏ hoạt động phục vụ cho dịch vụ phát triển nông nghiệp của huyện, nhƣ các công ty thức ăn gia súc, gia cầm, các công ty cung cấp giống, vƣờn ƣơm,…

e.Các hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp

Trạm khuyến nông - khuyến ngƣ của huyện dần dần đi vào hoạt động có hiệu quả cung cấp giống mới, hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật, phƣơng pháp sản xuất tiên tiến cho nông dân, hệ thống các đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, phƣơng thức phòng ngừa sâu bệnh và bảo quản nông sản đƣợc phát triển rộng khắp các xã trên địa bàn huyện. Xây dựng các mô hình chuyển đổi 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa/năm; mô hình thâm canh cây ngô lai thu trái non cả cây; mô hình trồng sắn rải vụ; mô hình thử nghiệm nuôi heo thả đồi,... Huyện cũng đang tập trung nguồn lực, đầu tƣ hoàn thiện hệ thống khuyến nông, học tập ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nhƣ nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao áp dụng vào huyện: mô hình nuôi dê, nuôi heo trang trại,... trồng các loại cây ngắn ngày nhƣ ngô, sắn mang lại thu nhập ổn định cho các nông hộ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)