Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 68 - 72)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Trong cơ cấu SXNN, giai đoạn 2010-2014 trồng trọt chiếm tỷ lệ cao và đang có xu hƣớng giảm, năm 2010 tỷ trọng GTSX của trồng trọt từ 71,4% giảm xuống còn 55,3% vào năm 2014. Cơ cấu GTSX chăn nuôi có xu hƣớng tăng lên, năm 2010 chiếm 24,2% tăng lên 42,3% GTSX nông nghiệp vào năm 2014, trong giai đoạn này chăn nuôi tăng lên 18,1% trong tỷ trọng cơ cấu GTSX nông nghiệp, đều này cho thấy sự chuyển dịch từ sản xuất trồng trọt sang chăn nuôi, và ngành chăn nuôi ngành càng trở thành nguồn thu chính cho việc sản xuất nông nghiệp.

Bảng 2.9. Tình hình dịch chuyển cơ cấu GTSX nông nghiệp của huyện Cam Lộ giai đoạn 2010-2014

ĐVT: % STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Trồng trọt 71,4 64,5 65,4 66,4 55,3 2 Chăn nuôi 24,2 31,9 31,7 30,8 42,3 3 Dịch vụ 4,4 3,6 2,9 2,9 2,3 Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống kê của huyện Cam Lộ năm 2014

Từ bảng 2.9 có thể thấy, cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi tăng, giảm hàng năm thất thƣờng do phụ thuộc vào thời tiết, sâu bệnh, dịch bệnh. Cơ cấu GTSX của ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng quá thấp và có xu hƣớng giảm từ 4,4% năm 2010 xuống còn 2,3% năm 2014, có thể thấy sản xuất dịch vụ nông nghiệp chƣa đƣợc chú trọng và đầu tƣ một cách hợp lý và đúng hƣớng. Song nhìn chung, cơ cấu sản xuất trong ngành sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ ràng trong cơ cấu GTSX từ trồng trọt qua chăn nuôi, điều này đƣợc thể hiện rõ qua xu hƣớng tăng GTSX của chăn nuôi, trong khi cơ cấu GTSX của trồng trọt và dịch vụ ngày càng giảm.

Bên trong ngành trồng trọt, cơ cấu GTSX cây công nghiệp chiếm tỷ trong cao nhất, tiếp đó là cây lƣơng thực và cây hàng năm khác, các loại cây trồng rau, đậu, cây ăn quả chiếm tỷ trọng GTSX thấp. Cơ cấu GTSX cây lƣơng thực chiếm 1/3 tỷ trọng GTSX của ngành trồng trọt và có xu hƣớng ổn định, năm 2010 từ 33,48% giảm xuống 31,58% vào năm 2014, giảm đi 1,9% (Bảng 2.10).

Bảng 2.10. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện Cam Lộ giai đoạn 2010-2014 ĐVT: % STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Lƣơng thực 33,48 33,87 33,61 28,79 31,58 2 Rau, đậu 3,2 2,77 2,41 1,48 1,45

3 Cây công nghiệp 42,52 42,53 46,37 53,75 45,88

4 Cây ăn quả 7,2 3,78 3,29 3,77 2,85

5 Cây hàng năm khác 13,6 17,05 14,31 12,21 18,25

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống của huyện Cam Lộ qua các năm

Từ bảng 2.10, cho thấy cơ cấu GTSX cây lƣơng thực chiếm tỷ trọng tƣơng đối ổn định bình quân trên 30%, đảm bảo về lƣơng thực thực phẩm cho toàn huyện .Đối với cơ cấu GTSX của cây công nghiệp chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao do các loại cây cao su, hồ tiêu có giá trị kinh tế mang lại cao và có xu hƣớng tăng từ 42,52% năm 2010 lên 45,88% vào năm 2014, tuy nhiên tỷ lệ này tăng còn quá nhỏ. Cơ cấu GTSX của các loại cây trồng rau, đậu và cây ăn quả giảm vì không phù hợp với điều kiện tự nhiên, giá trị kinh tế thấp tuy nhiên cũng góp phần tích cực cho ngành trồng trọt phát triển. Bên cạnh đó, các loại cây trồng hàng năm khác cũng mang lại lợi ích kinh tế cao đƣợc chú

trọng nhƣ cây củ sắn, lúa góp phần không nhỏ trong việc gia tăng GTSX của ngành trồng trọt. Nhìn chung tỷ lệ tăng, giảm cơ cấu GTSX của các loại cây trồng đều chậm và tùy thuộc vào từng năm do yếu tố về điều kiện tự nhiên, sâu bệnh, giá cả thị trƣờng tiêu thụ,…

Nguồn: Niên giám thống của huyện Cam Lộ qua các năm

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt của huyện 2010-2014

Đối với ngành chăn nuôi, GTSX của ngành chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng cao (chiếm 83,97% GTSX ngành chăn nuôi), GTSX của ngành chăn nuôi gia súc năm 2014 đạt 126.912 triệu đồng tăng 45.948 triệu đồng so với năm 2010.

Cơ cấu GTSX của gia súc có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2014, cụ thể năm 2010 chiếm 64,63% tăng lên 83,97% GTSX của ngành chăn nuôi vào năm 2014. Cơ cấu GTSX gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt ngày càng giảm, thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu hợp lý trong ngành chăn nuôi từ chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt chuyển sang chăn nuôi gia súc, các loài có giá trị kinh tế mang lại cao, đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp của huyện. (Bảng 2.11)

Bảng 2.11. Chuyển dịch cơ cấu và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện Cam Lộ giai đoạn 2010-2014

ĐVT: % STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Gia súc 64,63 73,56 82,53 83,99 83,97 2 Gia cầm 21,74 22,98 13,02 13,07 14,64 3 Sản phẩm không qua giết thịt 13,63 3,46 4,45 2,94 1,4 Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Niên giám thống của huyện Cam Lộ qua các năm

Từ bảng 2.11, có thể thấy cơ cấu GTSX của gia súc trong ngành chăn nuôi chiếm chủ yếu trong ngành chăn nuôi với 83,97% GTSX của ngành chăn nuôi năm 2014, tiếp đó là gia cầm đạt 14,64%. Ngành sản xuất gia súc có vai trò quan trọng trong việc làm gia tăng GTSX của ngành chăn nuôi cũng nhƣ SXNN, trong nội bộ ngành chăn nuôi đang có sự dịch chuyển cơ cấu hợp lý, đang có sự chuyển đổi sang các ngành chăn nuôi các loại có giá trị kinh tế mang lại cao nhƣ lợn, bò, dê…. Cơ cấu GTSX từ các loại sản xuất không qua giết thịt đã giảm mạnh từ 13,63% năm 2014 xuống còn 1,4% vào năm 2014, do các sản phẩm khai thác từ nguồn tự nhiên ngày càng hạn chế, chủ tập trung vào một số loại có giá trị cao nhƣ mật ông,..

Biểu đồ 2.4. Tình hình chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi của huyện 2010-2014

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)