Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 72 - 76)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp của huyện

a. Đất đai

Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2014 là 27.909,09 ha, chiếm 81,07% diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó: diện tích đất SXNN là 7.860 ha, chiếm 22,83% diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp với diện tích là 19.950,17 ha, chiếm 57,95% diện tích đất tự nhiên của huyện (Bảng 2.1).

Quỹ đất chƣa sử dụng của huyện còn nhỏ chỉ khoảng 1.825,29 ha, chiếm 5,3% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2014), vì vậy việc khai thác quỹ đất này vào SXNN còn hạn chế. Qua bảng 2.1, có thể thấy cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp đang có xu hƣớng chuyển sang đất SXNN, cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp năm 2009 là 62,49% giảm xuống còn 57,95% vào năm 2014, trong khi đất SXNN vào năm 2014 là 22,83% tăng lên 4,97% so với năm 2009 chỉ có 17,86% đất tự nhiên.

b. Lao động

số lao động toàn huyện, Nhìn chung lao động trong các ngành có xu hƣớng tăng lên do cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động của huyện tăng lên. Tỷ lệ ngƣời lao động nông nghiệp tƣơng đối ổn định và có sự gia tăng lao động đồng đều giữa các ngành khác nhau. Các ngành khu vực công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn còn hạn chế và chƣa phát triển mạnh về quy mô cũng nhƣ số lƣợng nên việc thu hút lao động từ nông nghiệp còn thấp (Bảng 2.12).

Bảng 2.12. Tình hình sử dụng lao động trong SXNN huyện Cam Lộ thời gian qua STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng lao động (ngƣời) 26.081 26.375 26.788 26.899 27.088 2 LĐNN (ngƣời) 14.350 14.411 14.680 14.695 14.801 3 Tỷ lệ lao LĐNN (%) 55.02% 54.64% 54.80% 54.63% 54.64% 4 LĐĐT(ngƣời/năm) 650 658 670 700 730

Nguồn: Tính toán theo niên giám thống kê huyện Cam lộ

Từ bảng 2.12, có thể thấy tỷ lệ lao động nông nghiệp tƣơng đối ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động đang đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế. Số lƣợng lao động đƣợc đào tạo qua các năm còn tƣơng đối ít, trong 3 năm gần đây huyện Cam Lộ có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, huy động cả hệ thống chính trị, các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác đào tạo nghề cũng nhƣ tạo điều kiện về việc làm sau đào tạo cho ngƣời lao động. Trong 3 năm, huyện Cam Lộ đã tổ chức tuyển sinh và dạy nghề đƣợc 69 lớp với gần 2.000 học viên tham gia. Trong đó, dạy nghề nông nghiệp là 59 lớp và phi nông nghiệp là 12 lớp, chủ yếu tập trung vào các nghề nhƣ trồng, chăm sóc và cạo mủ cao su; trồng rau an toàn, thêu ren, sửa chữa máy nông nghiệp… Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt khoảng 75%. Trong giai đoạn tiếp theo, huyện Cam Lộ tiếp tục tăng cƣờng

đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phấn đấu mỗi năm dạy nghề cho trên 700 lao động nông thôn và tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%.

Về chất lƣợng, tuy số lao động đƣợc đào tạo hàng năm có chiều hƣớng tăng dần nhƣng phần lớn lao động nông nghiệp còn chƣa qua đào tạo, trình độ tay nghề phụ thuộc vào kinh nghiệm, và chủ yếu là lao động phổ thông.

c. Vốn

Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách vào SXNN giai đoạn 2010-2014 chủ yếu từ trung ƣơng, tỉnh, huyện và qua chƣơng trình 135, chƣơng trình nông thôn mới [36]. Tỷ trọng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp có xu hƣớng giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2010- 2014, Đặc biệt 2 năm 2013, 2014 do nguồn vốn đầu tƣ hạn hẹp dẫn đến tổng số vốn đầu tƣ cho nông nghiệp giảm xuống đáng kể, những năm mà chính phủ thắt chặt đầu tƣ công, và huy động nguồn vốn đầu tƣ cho huyện gặp nhiều khó khăn (Bảng 2.13).

Bảng 2.13. Tình hình vốn đầu tư cho nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách huyện Cam Lộ quản lý qua các năm

STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 2014 1 Vốn đầu tƣ hàng năm (triệu đồng) 198.275 250.746 319.839 34.580 30.848 2 Vốn đầu tƣ cho NN (triệu đồng) 66.149 64.602 96.095 8.114 5.945 3 Tỷ trọng vốn đầu tƣ cho NN/ tổng vốn đầu tƣ (%) 33,36% 25,76% 30,04% 23,46% 19,27%

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê huyện Cam Lộ

đáng kể trong giai đoạn từ 2010 – 2014, do đó việc đầu tƣ vốn cho nông nghiệp kéo theo cũng giảm xuống rõ rệt, cụ thể năm 2010 vốn đầu tƣ cho nông nghiệp là 66.149 triệu đồng, đến năm 2014 chỉ còn có 5.945 triệu đồng. Tỷ trọng vốn đầu tƣ cho nông nghiệp có xu hƣớng giảm, năm 2010 là 33,36% tổng vốn đầu tƣ đến năm 2014 chỉ còn 19,27% tổng vốn đầu tƣ. Dễ dàng nhận ra rằng, nguồn vốn đầu tƣ vào nông nghiệp trong những năm gần đây của huyện giảm xuống, cũng nhƣ cơ cấu phân bổ nguồn vốn vào nông nghiệp cũng bị giảm sút và có chiều hƣớng giảm.

Vốn tính dụng do Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho nông dân vay để phát triển SXNN với lãi suất thấp. Và các chƣơng trình vay vốn, hỗ trợ vốn SXNN với quy mô lớn, mô hình trang trại và đề án đầu tƣ cơ sở hạ tầng hoàn thiện đƣợc khuyến khích hỗ trợ vốn để thực hiện SXNN. Việc tiếp cận vay vốn sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn một phần do lãi suất biến động, một phần do tâm lý ngƣời sản xuất nông nghiệp còn sợ rủi ro về thị trƣờng tiêu thụ và giá cả nông sản. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ SXNN từ ngân hàng nhƣ cho vay với lãi suất thấp và ƣu đãi hạn chế do rủi ro cao dẫn đến khả năng tiếp cận vay vốn đối với nông dân còn khó khăn.

Bên cạnh đó, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã huy động đƣợc hơn 900 tỷ đồng xây dựng hạ tầng cơ sở. Chỉ tính trong đầu năm 2015, huyện Cam Lộ đã huy động đƣợc 105 tỷ, trong đó 99 tỷ từ nguồn ngân sách, dân đóng góp, vốn từ doanh nghiệp, Hợp tác xã và các nhà hảo tâm. Kết quả đã đầu tƣ xây dựng gần 90 km đƣờng giao thông, kiên cố hóa hơn 25 km kênh mƣơng, sửa chữa và nâng cấp trên 66 công trình thủy lợi, xây dựng mới thêm nhiều trƣờng học, trạm xá, nhà văn hóa, hội trƣờng thôn, cổng chào, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân bóng đá, bóng chuyền, phục vụ cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện công trình điện thắp

sáng đƣờng quê. Trong đó ngƣời dân đã có sự đồng thuận cao, phát huy vai trò làm chủ, thực hiện phƣơng châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hƣởng lợi.

Các nguồn vốn khác nhƣ vốn từ nhân dân, vốn doanh nghiệp, vốn các tổ chức phi chính phủ (NGO)…, chính sách nhà nƣớc và nhân dân cùng làm hoàn thiện bê tông hóa giao thông nông thôn. Vốn từ nhân dân thông qua ngày công lao động xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng… Vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp trồng cây cao su, hồ tiêu. Vốn của các tổ chức phi chính phủ và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại (ODA) hay vay với lãi suất ƣu đãi từ ngân hàng thế giới (World Bank) đầu tƣ vào hạ tầng nông thôn nhƣ cấp nƣớc sạch, xây dựng hồ chứa nƣớc, y tế, trƣờng học,…

d. Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ đƣợc huyện quan tâm hơn vào những năm gần đây, đã có các đơn vị ứng dụng và chuyển giao tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhƣ trạm khuyến nông, khuyến ngƣ; chi cục bảo vệ thực vật, thú y. Công tác khuyến nông góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, đƣa nhiều mô hình SXNN, nhiều kỹ thuật tiên tiến và công nghệ sinh học áp dụng trong nông nghiệp.

Tuy nhiên, số lƣợng cán bộ làm công tác khoa học ngành nông nghiệp trực tiếp ở cơ sở còn thiếu và yếu so với yêu cầu với thu nhập của ngƣời lao động, cùng với thiếu trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, thử nghiệm nên việc đổi mới và ứng dụng các tiến bộ trong SXNN hạn chế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)