6. Tổng quan tài liệu
1.3.2 Nhân tố thuộc về điều kiện xã hội
Nhân tố điều kiện xã hội có ảnh hƣởng đến sản xuất và phát triển nông nghiệp có thể đƣợc xem là các nhân tố liên quan đến dân số, mật độ dân số, lao động, truyền thông, văn hóa.
a. Dân số và mật độ dân số, lao động
Dân số là tập hợp những con ngƣời đang sinh sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.
Quy mô và tốc độ tăng dân số có mối quan hệ chặt chẽ đối với tăng trƣởng nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Mật độ dân số có tác động chi phối việc quy hoạch bố trí giống cây trồng, vật nuôi, ảnh hƣởng đến vấn đề xã hội nhất là việc làm, thu nhập, nghèo đói và bình đẳng xã hội.
Con ngƣời đóng một vị trí vô cùng quan trọng, với vai trò là trung tâm, với nguồn nhân lực dồi dào và quản lý chi phối, điều phối các nguồn lực khác. Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực là phải tận dụng đƣợc năng lực, phát huy tiền năng của các tập thể và cá nhân để tạo ra năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao.
b. Truyền thống, văn hóa
Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, có lịch sử hình thành lâu đời gắn liền với nên văn minh, văn hóa khác nhau nên chịu ảnh hƣởng rất lớn từ các yếu tố: Tập quán, thói quen, phong tục,… trong quá trình sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt đời sống hàng ngày [18].
học vấn trung bình của ngƣời dân. Những nơi nghèo, có GDP thấp thƣờng bị cho là do nguyên nhân trình độ dân trí thấp, cho nên xã hội không thể phát triển tốt. Trình độ dân trí ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực, khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình CNH, HĐH sản xuất nông nghiệp.