7. Nội dung chính của luận văn
1.6.1. Tiếp cận theo mô hình “kim tự tháp” của Carroll (1999)
Mô hình này có tính toàn diện và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất. Mô hình “Kim tự tháp” của Carroll (1999) thể hiện rõ nhất và bao quát nhất các lĩnh vực quan tâm của TNXH.
Hình 1.2: Mô hình “Kim tự tháp” trách nhiệm xã hội
(Nguồn: Carroll Archie – 1999)
TỪ THIỆN ĐẠO ĐỨC PHÁP LÝ KINH TẾ
Theo mô hình trên, TNXHCDN bao gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện. Cụ thể nhƣ sau:
- Trách nhiệm kinh tế: tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh,
hiệu quả kinh doanh và tăng trƣởng là những điều kiện tiên quyết. Điều này là đƣơng nhiên bởi doanh nghiệp đƣợc thành lập trƣớc hết vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp là một thành tố cấu tạo nên xã hội, do vậy chức năng kinh doanh cần đƣợc ƣu tiên và đặt lên hàng đầu. Cũng có thể nói rằng trách nhiệm kinh tế là yếu tố nền tảng và các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp.
+ Trách nhiệm kinh tế đối với người lao động, trách nhiệm kinh tế
của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với mức thù lao tƣơng ứng, có cơ hội phát triển nghề và chuyên môn ngang nhau, đƣợc hƣởng môi trƣờng lao động an toàn và vệ sinh, đảm bảo quyền riêng tƣ, cá nhân nơi làm việc. Nó còn bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm.
+ Trách nhiệm kinh tế đối với khách hàng, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra còn liên quan đến vấn đề về chất lƣợng, an toàn sản phẩm, định giá, thong tin sản phẩm, phân phối, bán hàng, cạnh tranh.
+ Trách nhiệm kinh tế đối với mọi đối tượng liên quan, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ bằng cách cung cấp trực tiếp những lợi ích này nhƣ: hàng hóa, việc làm, giá cả, lợi tức đầu tƣ…
Trong khi thực hiện những nghĩa vụ này, các doanh nghiệp đã góp phần tăng thêm phúc lợi xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản than doanh nghiệp.
- Trách nhiệm pháp lý: hay còn đƣợc gọi là trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản cam kết giữa doanh nghiệp và xã hội. Nghĩa vụ về pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật nhƣ một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã hội của tổ chức , tập thể hay cá nhân. Nhà nƣớc có trách nhiệm mã hóa những quy tắc, chuẩn mực đạo đức, xã hội vào các văn bản pháp luật. Doanh nghiệp, dựa trên cơ sở đó, sẽ theo đuổi các mục tiêu về kinh tế của mình dựa trên những chuẩn mực, quy tắc trong các bộ luật đƣợc ban hành. Chúng liên quan đến năm khía cạnh: Điều tiết cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trƣờng, an toàn và bình ddarngr, khuyến khích phát hiện hành vi sai trái.
+ Điều tiết cạnh tranh: khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trƣờng
cạnh tranh lành mạnh để điều tiết quyền lực độc quyền, kiểm soát độc quyền.
+ Bảo vệ khách hàng: doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp các
thông tin chính xác về sản phẩm, tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
+ Bảo vệ môi trường: Việc kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp
phải đặc biệt quan tâm đến những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng do: thải chất độc hại trong sản xuất vào không khí, nƣớc , đất đai và tiếng ồn.
+ An toàn và bình đẳng: Bảo vệ ngƣời lao động trƣớc tình trạng phân biệt, đối xử.Ngăn chặn việc sa thải ngƣời lao động một cách tùy tiện và bất hợp lý. Doanh nghiệp phải tạo môi trƣờng lao động an toàn và trả lƣơng tƣơng xứng với công sức của ngƣời lao động.
+ Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái: thông qua
việc khuyến khích phát hiện sớm những hàh vi sai trái tiềm tang để có thể khắc phục, giảm thiểu hậu quả
Cùng với trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý là hai bộ phận nền tảng, cơ bản nhất và không thể thiếu đối với TNXHCDN.
- Trách nhiệm đạo đức: đây là những chuẩn mực, quy tắc đƣợc xã hội thừa nhận nhƣng chƣa có mặt trong các văn bản luật. Nghĩa vụ về đạo đức của tổ chức đƣợc thể hiện thông qua các nguyên tắc và giá trị đạo đức đƣợc trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lƣợc của họ.Nó không đƣợc thể chế hóa thành luật mà đƣợc thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, các quan điểm, kỳ vọng của các doanh nghiệp về đúng sai, công bằng, quyền lợi đƣợc bảo vệ của ngƣời tiêu dung, ngƣời lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng. Việc thực hiện trách nhiệm đạo đức là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp nhƣng lại có vai trò trung tâm đối với TNXHCDN (ví dụ nhƣ việc thực hiện ngày nghỉ cuối tuần, tiền cho nhân công làm thêm ca, uy tín đối với đối tác, quan hệ tốt với khách hàng…).
- Trách nhiệm từ thiện: là những hoạt động của doanh nghiệp đã vƣợt
qua sự kỳ vọng của xã hội, là những hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng đồng và XH. Một số ví dụ nhƣ trao quà cho trẻ mồ côi, tài trợ học bổng cho học sinh sinh viên,… Những đóng góp có thể trên nhằm:
+ Nâng cao chất lƣợng cuộc sống, + San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, + Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên + Phát triển nhân cách đạo đức của NLĐ.
Trách nhiệm từ thiện khác trách nhiệm đạo đức ở chỗ, doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm này “hoàn toàn tự nguyện”. Nếu doanh nghiệp không thực hiện TNXHCDN tới mức độ này thì họ vẫn đƣợc coi là đã hoàn thiện đầy đủ trách nhiệm với xã hội.
Bên cạnh những phân tích về nội dung của mô hình trên, nó cũng đƣợc đông đảo học giả đƣa ra rất nhiều đánh giá tích cực:
- Có tính toàn diện và khả thi cao. Mô hình này có thể đƣợc áp dụng trong việc xây dựng khuôn khổ chính sách về TNXHCDN của nhà nƣớc.
- Việc đặt trách nhiệm kinh tế làm nền tảng đã làm thỏa mãn nhu cầu về lý thuyết đại diện trong quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, việc làm này còn giúp xóa đi những hoài nghi về tính trung thực trong những chƣơng trình TNXHCDN của doanh nghiệp. Cũng vì vậy, nó xóa đi ranh giới của việc thực hiện TNXHCDN là “vì mình” hay “vì ngƣời”, khiến hai mục đích này là không thể tách rời.
- Ranh giới giữa các tầng trong “kim tự tháp” là luôn chồng lấn, tác động bành trƣớng lẫn nhau. Việc tuân thủ quy định pháp luật chắc chắn đƣa đến các chi phí kinh tế cho doanh nghiệp. Và quy tắc đạo đức xã hội ngoài luật luôn mở rộng (theo trình độ phát triển của xã hội), tạo áp lực lên hệ thống pháp luật, bắt buộc các nhà làm luật phải luôn bám sát thực tiễn xã hội.
- Việc cân bằng lợi ích giữa các bên tham gia trong việc thực hiện các chuẩn mực TNXHCDN đƣợc đề cập tới nhƣ một nội dụng then chốt của quản trị doanh nghiệp.