Cách tiếp cận có trách nhiệm với các bên liên quan của CSR

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 36 - 41)

7. Nội dung chính của luận văn

1.6.2. Cách tiếp cận có trách nhiệm với các bên liên quan của CSR

Một phƣơng pháp khác đƣợc dựa trên học thuyết các bên liên quan của Freeman (1984). Theo học thuyết này, việc phân loại các TNXHCDN phải dựa trên các bên liên quan. Một bên liên quan là "một nhóm hay một cá nhân có thể ảnh hƣởng hoặc bị ảnh hƣởng bởi những hành động hoặc hiệu quả của các mục tiêu của công ty" (Freeman, 1984, p.). Học thuyết các bên liên quan đã đƣợc tìm thấy sự phù hợp trong bối cảnh của phƣơng pháp tiếp cận TNXHCDN của ngành công nghiệp ngân hàng.

Ngày nay báo cáo và kiểm nghiệm hoạt động TNXHCDN để minh chứng doanh nghiệp của mình là một công dân tốt ngày càng trở nên quan trọng hơn. Cùng với việc gia tăng tính phức tạp của môi trƣờng xã hội, sự phụ

thuộc giữa xã hội và kinh tế càng ngày càng trở nên to lớn. Hiện nay, hoạt động kinh tế nào cũng mang ý nghĩa xã hội phức tạp và có ảnh hƣởng trực tiếp ngày càng lớn tới xã hội. Trong một môi trƣờng nhƣ thế, doanh nghiệp có mối quan hệ với nhiều đối tƣợng liên quan, đồng thời cũng ảnh hƣởng và chịu ảnh hƣởng lẫn nhau dƣới nhiều hình thức đa dạng. Trong quá trình đó, các bên liên quan có một vị trị hết sức quan trọng do đây là những đối tƣợng có quyền lực rất lớn, đó là quyền đánh giá, nhận xét, và quyết định thái độ của mình đối với DN. Họ có sự quan tâm, chia sẻ những nguồn lực, chịu tác động hoặc trực tiếp tác động tới doanh nghiệp trong các chiến lƣợc, kế hoạch, các hoạt động kinh doanh và có thể quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một công ty tồn tại đƣợc phải thỏa mãn mục tiêu của những ngƣời liên quan lợi ích công ty. Sự hiệu quả của công ty là sự thỏa mãn mục tiêu và quyền lợi của những ngƣời liên quan đến công ty. Những nhóm ngƣời liên quan lợi ích công ty khác nhau đều xác định đƣợc mục tiêu riêng của họ. Điển hình nhƣ hiện nay, những động lực cơ bản thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện TNXHCDN bao gồm: áp lực từ chính phủ, nhu cầu tăng cao của ngƣời tiêu dung, áp lực cạnh tranh đầu tƣ, thị trƣờng lao động cạnh tranh, các mối quan hệ với nhà cung cấp và nhà đầu tƣ, v.v…TNXHCDN đã và đang trở thành một phần tất yếu trong hoạt động doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Freeman (1984) phân biệt giữa các bên liên quan chính (chủ sở hữu, quản lý, cộng đồng địa phƣơng, khách hàng, nhân viên và các nhà cung cấp), những ngƣời mà có sự tham gia liên tục là cần thiết cho sự sống còn của công ty, và các bên liên quan thứ cấp (chính phủ và cộng đồng những bên cung cấp cơ sở hạ tầng và thị trƣờng, công đoàn và các nhà bảo vệ môi trƣờng), những ngƣời không thiết yếu cho sự sống còn của công ty mặc dù hành động của họ có thể gây thiệt hại (hay lợi ích) đáng kể cho công ty.

Cách tiếp cận mô tả lý thuyết các bên liên quan mô tả và giải thích các hành vi và đặc điểm thực tế của công ty liên quan đến mối quan hệ của nó với các bên liên quan. Những ngƣời đề xƣớng thành phần này thừa nhận rằng bản chất của các bên liên quan của một tổ chức, giá trị của họ, ảnh hƣởng tƣơng đối của họ về các quyết định và bản chất của tình huống tất cả đều có liên quan để dự đoán hành vi tổ chức.

Hình 1.3: Các đối tƣợng tác động của CSR

Theo sơ đồ trên, trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với ngƣời lao động, có trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, trách nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối với khách hàng, nhà cung ứng.

- Trách nhiệm đối với ngƣời lao động: Đây là hoạt động thực hiện TNXHCDN từ bên trong doanh nghiệp. Việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của ngƣời lao động hiện nay là việc làm quan trọng và hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nó mang lại lợi ích to lớn nếu doanh nghiệp có trách nhiệm đối với ngƣời lao động. Trách nhiệm này thể hiện ở nhiều mặt nhƣ sử dụng lao động đúng pháp luật, đảm bảo điều kiện làm việc tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, trả lƣơng xứng đáng, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi

Bảo vệ môi trƣờng Lợi ích cổ đông Nhà cung ứng Khách hàng Hỗ trợ cộng đồng CSR Ngƣời lao động

để ngƣời lao động có cơ hội phát triển năng lực, có hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả, đối xử công bằng và có các chế độ bảo hiểm và phúc lợi phù hợp.

- Trách nhiệm đối với cố đông: Trách nhiệm xã hội phải đƣợc thực hiện thông qua việc làm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các cổ đông. Lợi ích kinh tế của các cổ đông đƣợc đảm bảo sẽ là cơ sở để tăng trƣởng và phát triển lâu dài của doanh nghiệp, từ đó mang lại những đóng góp thiết thực về kinh tế và xã hội cho cộng đồng. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cổ đông là công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty có hiệu quả và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Thực hiện tốt trách nhiệm này, doanh nghiệp sẽ tạo đƣợc giá trị gia tăng cho sản phẩm, đây là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Có nhƣ thế, mới tạo ra đƣợc niềm tin cho nhà đầu tƣ - yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Trách nhiệm đối với khách hàng: Trong kinh doanh, khách hàng đƣợc coi là Thƣợng Đế, họ đƣợc coi là đối tƣợng mang lại lợi nhuận cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp cũng đã lợi dụng lòng tin của khách hàng để tiến hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng,... và có nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận mà sản xuất hàng giả, hàng kém chất lƣợng làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe của khách hàng. Những việc này không những không mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp mà còn mất đi lòng tin cũng nhƣ sự cam kết gắn bó lâu dài của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đối với khách hàng, TNXHCDN còn thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng. Nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, hình ảnh về sản phẩm của doanh nghiệp sẽ lƣu giữ trong tâm trí khách hàng, giúp doanh nghiệp duy trì đƣợc tập khách hàng truyền thống, mở rộng đƣợc thị phần kinh doanh trên thị trƣờng.

- Trách nhiệm đối với nhà cung cấp: Bên cạnh những trách nhiệm trên, doanh nghiệp còn phải thể hiện TNXHCDN ngay trong mối quan hệ với các đối tác kinh doanh của mình - đó là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng, đủ các cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đối tác kinh doanh. Về phía nhà cung cấp, thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp khi họ thực hiện trả tiền đúng thời hạn và truyền thông tốt. Một khi bắt tay vào kinh doanh, việc giữ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lý. Từ đó, sản phẩm đƣợc phân phối tới khách hàng kịp thời và đúng chất lƣợng cam kết.

- Trách nhiệm đối với môi trƣờng: Môi trƣờng chúng ta hiện nay ngày càng ô nhiễm do nhiều nguyên nhân nhƣng một nguyên nhân khá phổ biến là do khói bụi và chất thải công nghiệp. Báo chí đã từng nhắc đến sự bùng phát “làng ung thƣ”, các xóm nƣớc đen, các dòng sông bị ô nhiễm, tràn dầu ra biển,...để lại những hậu quả nặng nề cho ngƣời dân, thiệt hại cho hoa màu, vật nuôi. Có trách nhiệm với môi trƣờng cũng là có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của ngƣời dân và xây dựng một môi trƣờng sống trong sạch. Trong thời đại thông tin đại chúng hiện nay, nếu doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc nâng cao lợi nhuận mà không nghĩ đến các biện pháp bảo vệ hay cải thiện môi trƣờng thì trƣớc hết họ sẽ nhận đƣợc sự phản ứng mạnh từ ngƣời dân, những ngƣời bị tổn hại về quyền lợi và sau đó uy tín của doanh nghiệp cũng bị giảm sút.

- Trách nhiệm đối với cộng đồng: Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trƣớc hết là bảo vệ môi trƣờng (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng), sau đó TNXHCDN còn giúp tài trợ cho các hoạt động địa phƣơng, gây quỹ tại địa phƣơng, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống và

tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng. Sự quan tâm thực sự của một doanh nghiệp rất cần thiết cho việc thay đổi những vùng nghèo xung quanh và gây dựng một cộng đồng giàu có và lành mạnh. Đầu tƣ hỗ trợ phát triển kinh tế địa phƣơng có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu.

Với hai cách tiếp cận trên, cách tiếp cận thứ hai (tiếp cận theo đối

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 36 - 41)