ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CSR CỦA SHB ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 83 - 84)

7. Nội dung chính của luận văn

4.1. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CSR CỦA SHB ĐÀ NẴNG

Hiện nay trên thế giới, mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc thực hiện CSR thƣờng đƣợc đánh giá qua phƣơng pháp đánh giá chỉ số xã hội KLD thông qua việc đánh giá: đạo đức kinh doanh của công ty, mức độ hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, ảnh hƣởng tới cộng đồng, tác động tích cực tới môi trƣờng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng thƣờng sử dụng phƣơng pháp đánh giá theo KPI (Key Performance Indicators) - “Chỉ số đánh giá thực hiện công việc” bao gồm: giá trị thƣơng hiệu, mức độ thu hút và giữ đƣợc lòng tin của khách hàng, danh tiếng của công ty, mức độ hấp dẫn của giới chủ, mức độ hấp dẫn nguồn nhân lực và giữ chân đƣợc nhân viên.

Tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả đánh giá mức độ thành công của SHB đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế mắc phải trong quá trình thực hiện CSR thông qua những kết quả thu đƣợc từ quá trình khảo sát ý kiến của nhân viên ngân hàng theo cách tiếp cận các bên liên quan.

Những kết quả nghiên cứu thu đƣợc ở chƣơng III phần nào thể hiện sự quan tâm, mong đợi của bên liên quan – nhân viên ngân hàng đồng thời là khách hàng và những ngƣời đánh giá quá trình thực hiện CSR cảu ngân hàng. Cụ thể:

Thứ nhất, thông qua kết quả thu đƣợc từ việc phỏng vấn trực tiếp 5 nhân viên ngân hàng có thể thấy rằng sự nhận thức và hiểu đƣợc khái niệm, bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong ngân hàng còn rất nhiều hạn chế. Hầu nhƣ mọi ngƣời chỉ nghĩ đến CSR nhƣ là một phạm trù nhỏ trong hoạt động của ngân hàng. Điều này sẽ gây ra nhiều hạn chế khi ngân hàng thực hiện các chính sách của mình đối với các bên liên

quan từ đó mà việc hoạch định kế hoạch, chiến lƣợc thực hiện cũng sẽ bị hạn chế và không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Để giải quyết vấn đề này tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết, nhận thức của ngân hàng về CSR thông qua “Nhóm giải pháp về các văn bản, chính sách”.

Thứ hai, mặc dù ngân hàng luôn không ngừng cải thiện chính sách, chế độ dành cho ngƣời lao động nhƣng kết quả đo lƣờng việc thực hiện trách nhiệm với ngƣời lao động các phát biểu liên quan đến công đoàn, chính sách tuyển dụng, đào tạo, thăng tiến, lƣơng, thƣởng; trang thiết bị làm việc; sự quan tâm của cấp trên lại không đƣợc cao cho lắm. Điều này cũng thể hiện mong muốn của ngƣời lao động về sự minh bạch, công hội và các cơ hội nhƣ nhau trong đào tạo, thăng tiến, lƣơng thƣởng. Đồng thời họ cũng mong muốn nhận đƣợc sự qua tâm, sẻ chia nhiều hơn từ cấp trên. Từ đó tác giả đã đề xuất thêm các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện trách nhiệm đối với ngƣời lao động của ngân hàng.

Thứ ba, theo kết quả nghiên cứu thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội với môi trƣờng của ngân hàng là không đáng kể và dƣờng nhƣ ngân hàng không mấy chú trọng đến vấn đề này. Trong khi môi trƣờng là vấn đề đang đƣợc đặc biệt quan tâm trên toàn thế giới, đồng thời nó cũng đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ hữu hiệu để PR, đƣa hình ảnh của ngân hàng trở nên gần gũi hơn với mọi ngƣời. Do đó tác giả cũng đã đề xuất thêm các giải pháp để gia tăng hiệu quả thực hiện trách nhiệm của ngân hàng đối với môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)