THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SHB KHI THỰC HIỆN CSR

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 84 - 87)

7. Nội dung chính của luận văn

4.2. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA SHB KHI THỰC HIỆN CSR

Qua phân tích về SHB, tác giả nhận thấy dù có đƣợc không ít thuận lợi thì doanh nghiệp này cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi thực hiện CSR. Những thuận lợi và khó khăn này dù không hoàn toàn giống nhƣng có rất nhiều điểm tƣơng đồng với những phân tích về nguồn lực thực hiện CSR của doanh nghiệp Việt Nam mà tác giả đã trình bày ở phần 1.5, 1.6 các nhân

tố và rào cản ảnh hƣởng đến việc thực hiện CSR.

Thật vậy, tuy khá phức tạp nhƣng có thể chia những khó khăn và thuận lợi của SHB khi thực hiện CSR tới từ hai yếu tố cơ bản: yếu tố bên ngoài (1)

và yếu tố bên trong doanh nghiệp (2), điều này tƣơng tự nhƣ phân tích về

nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam. Yếu tố bên ngoài tới từ phía nhà nƣớc, xã hội, doanh nghiệp nƣớc ngoài… còn yếu tố bên trong doanh nghiệp tới từ cơ sở vật chất, tài chính, nguồn nhân lực, lãnh đạo doanh nghiệp.

Thuận lợi:

- Chủ trương, chính sách của nhà nước:

Một trong những thuận lợi giúp cho SHB thêm vững bƣớc trên con đƣờng hoàn thiện việc thực hiện các chuẩn mực CSR đó chính là chủ chƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta rất khuyến khích các hoạt động CSR. Do đó, chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật có tính chất định hƣớng và hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội. Thuậnlợi thứ hai là sự ủng hộ của cộng đồng địa phƣơng đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR do trong điều kiện cuộc sống ngày càng đƣợc cải thiện nâng cao thì các nhu cầu đƣợc sống trong một môi trƣờng trong lành, đƣợc tham gia vào các chƣơng trình có quy mô toàn cộng đồng ngày càng tăng..

- Sự quan tâm và đòi hỏi của xã hội:

Ngày nay cộng đồng xã hội ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động của các doanh nghiệp từ những hoạt động trong nội bộ công ty đến những việc làm của doanh nghiệp ảnh hƣởng tới môi trƣờng, cộng đồng xã hội.Cộng đồng chính là một nhân tố đánh giá cho thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng xã hội sẽ có cơ hội rất lớn trong việc chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng và các bên liên quan khác từ đó mà hoạt động kinh doanh của công ty sẽ hiệu quả hơn.

đan xấu chắc chắn sẽ bị xã hội “tẩy chay” dẫn đến gặp khó khăn trong sản xuất và kinh doanh. Chính vì thế nếu doanh nghiệp tận dụng đƣợc sự ủng hộ của cộng đồng xã hội thì các hoạt động CSR của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thuận lợi để phát triển.

- SHB là một ngân hàng có quy mô lớn với tốc độ tăng trưởng tốt.

Do đó cũng là một điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng chủ động đƣợc nguồn ngân quỹ dồi dào giành cho các hoạt động CSR. Dƣới sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo ngân hàng, SHB đã không ngừng phát triển lớn mạnh, danh tiếng ngày càng vang xa trong những năm qua. Với cơ sở vật chất hiện đại ,tiêu chuẩn cùng với đội ngũ nhân viên chất lƣợng cao, có trách nhiệm. đoàn kết, gắn bó và có tâm đã tạo điều kiện thuận lợi cho SHB thực hiện thành công các chƣơng trình CSR trong và ngoài công ty ví dụ nhƣ các chƣơng trình quyên góp ủng hộ tiền cứu trợ lũ lụt hay các hoạt động tổng vệ sinh môi trƣờng xung quanh nơi làm việc.

Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi vô cùng to lớn kể trên SHB cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn đến từ bên ngoài cũng nhƣ trong bản thân nội tại công ty trong quá trình thực hiện CSR.

- Nhận thức của xã hội về CSR còn thấp:

Do CSR cũng đang còn mới ở Việt Nam cho nên nhận thức của ngƣời dân còn nhiều hạn chế. Chính vì thế SHB cũng gặp một số khó khăn nhất định từ một số ngƣời dân trong các hoạt động vì cộng đồng của SHB nhƣ là không hợp tác hay còn phản đối. Nhà nƣớc cũng góp phần tạo ra khó khăn cho SHB thực hiện CSR đó chính là hệ thống văn bản pháp luật quy định về CSR còn nhiều điểm sai sót và hạn chế. Chính những quy định không rõ ràng, văn bản hƣớng dẫn thực hiện luật chƣa thật sự dễ hiểu và còn mù mờ.

Bản thân nội tại SHB cũng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn cho việc thực hiện CSR. Đầu tiên chính là do hạn chế nhận thức về CSR của CBNV cũng nhƣ các cấp quản lý trong ngân hàng. Hầu hết CBNV đều không hiểu rõ bản chất, đặc điểm của CSR là gì.Do đó việc thực hiện CSR của ngân hàng gặp không ít khó khăn và trở ngại với lại đội ngũ nhân viên trong ngân hàng. Thêm vào đó, ngân quỹ giành cho các hoạt động CSR của ngân hàng không ổn định mà tùy vào kết quả kinh doanh của ngân hàng và không có kế hoạch trƣớc. Do đó nếu có biến động bất ngờ xảy ra ảnh hƣởng tới tình hình kinh doanh của công ty thì chắc chắn quỹ giành cho CSR sẽ bị giảm sút đáng kể. Kéo theo đó chất lƣợng thực hiện CSR của doanh nghiệp sẽ giảm sút.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)