NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CSR

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 29 - 31)

7. Nội dung chính của luận văn

1.4.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CSR

Nhân tố ảnh hƣởng đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp thƣờng đƣợc chia theo nhân tố bên trong - bên ngoài, , phản ứng của nhân tố có thể ảnh hƣởng quan trọng hoặc không mấy quan trọng đối với hoạt động và kết quả hoạt động của một doanh nghiệp, quan điểm, mối quan tâm và lợi ích của các nhân tố cũng có thể rất khác nhau. Ở đây nhân tố ảnh hƣởng tác động trực tiếp đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp có thể chia thành 2 nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài.

Nhóm nhân tố bên trong bao gồm: Lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp và lực lƣợng lao động. Lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp với nhận thức đúng sẽ hành động đúng với các quyết định đƣợc điều chỉnh từ nhiều khía cạnh của thực hiện trách nhiệm xã hội trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch hay không sạch; an toàn hay không an toàn; gây ô nhiễm môi trƣờng hay không gây ô nhiễm môi trƣờng,…); Lực lƣợng lao động là ngƣời có quyết định cuối cùng trong việc thi hành một quyết định liên quan đến TNXH của ngƣời quản lý. Hành vi của lực lƣợng này chính là thể hiện cụ thể các hoạt động của doanh nghiệp trong việc tham gia vào các hoạt động thực hiện TNXH nhƣ: kiên quyết sản xuất sản phẩm sạch đảm bảo chất lƣợng, đảm bảo quy trình sản xuất tuân thủ nghiêm ngặt các quy định đã đề ra, không xả thải ra môi trƣờng, chỉ làm trong môi trƣờng độc hại khi có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ đi kèm và có phụ cấp độc hại, cáo giác cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc các hành vi gian lận, không trung thực trong sản xuất kinh doanh (gồm cả hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bí mật thƣơng mại),

Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: Các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh. Sự tác động của các nhân tố này là khác nhau: Các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức xã hội tác động đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp bằng công cụ của các chính sách và hệ thống pháp luật, bằng sự hỗ trợ; trong khi đó, khách hàng, đối tác và đối thủ cạnh tranh tác động đến thực hiện TNXH bằng các phản ứng để tạo dấu hiệu nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp. Ví dụ, quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của CSR. Đây là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hƣớng tới và phải thực hiện để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao. Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo đƣợc một môi trƣờng pháp lý, trong đó các doanh

nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trƣờng kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trƣờng hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động đƣợc coi là có trách nhiệm trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 29 - 31)