PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 57 - 58)

7. Nội dung chính của luận văn

2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhƣ trong Chƣơng 1 đã đề cập đến định nghĩa và các cách tiếp cận CSR, trong số các định nghĩa về CSR thì định nghĩa của Carroll có mức độ bao quát cao và đƣợc nhiều nghiên cứu sử dụng làm mô hình nghiên cứu. Theo Carroll (1991) “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”. Từ định nghĩa này, cân bằng lợi ích của các bên liên quan đƣợc đặt ra nhƣ một nội dung then chốt trong quản trị ngân hàng. Mỗi bên liên quan có lợi ích đặc thù ở các mức độ khác nhau đối với các trách nhiệm kinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện của ngân hàng (Cung & Đức, 2009). Theo Freeman (1984), các bên liên quan là những nhóm ngƣời có quyền lợi hay yêu cầu đối với ngân hàng. Cụ thể, họ gồm nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng địa phƣơng, và nhà quản lý với vai trò là đại diện cho các nhóm này.

Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng và khó khăn trong việc thu thập dữ liệu đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu việc hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB với sự giới hạn các bên liên quan chính đƣợc định hƣớng trong việc thực hành CSR bao gồm: trách nhiệm với nhân viên, trách nhiệm với môi trƣờng, trách nhiệm với khách hàng, trách nhiệm với cộng đồng.

Trách nhiệm với ngƣời lao động bao gồm các trách nhiệm pháp lý bắt buộc của ngân hàng, nhƣ cung cấp hợp đồng chính thức, tiếp cận với công đoàn và thanh toán bảo hiểm y tế. Nhìn chung, nhóm yếu tố này xem xét mức độ ngân hàng tuân thủ các quy định lao động hiện hành. Trách nhiệm với khách hàng xem xét mức độ ngân hàng đáp ứng nhu cầu khách hàng, các chính sách liên quan đến khách hàng. Trách nhiệm với môi trƣờng xem xét mức độ ngân hàng thực hiện các chính sách, sáng kiến liên quan đến việc bảo

vệ môi trƣờng, khuyến khích các nhân viên cùng tham gia bảo vệ môi trƣờng. Cuối cùng, trách nhiệm với cộng đồng xem xét mức độ ngân hàng tích cực thực hiện và coi trọng TNXH thông qua các sáng kiến cộng đồng tại địa phƣơng. Đây là mức thực hiện cao hơn, vƣợt ra ngoài các yêu cầu pháp lý bắt buộc và thƣờng bao gồm các hoạt động không liên quan đến mục đích thƣơng mại của ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu trách nhiệm xã hội của ngân hàng SHB đà nãng (Trang 57 - 58)