Định hướng phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 106 - 115)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

3.2.4. Định hướng phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu

cấu hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới và Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

* Về định hướng phát triển sản xuất, Huyện Giang Thành có nhiều thế mạnh về vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, con người, kinh nghiệm truyền thống… để có thể phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân thông qua việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng đa canh, tăng năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian qua, nền nông nghiệp Giang Thành chưa thực sự phát huy được thế mạnh đó. Vì vậy, để thực hiện được giải pháp này, huyện Giang Thành cần phải giải quyết theo hướng sau:

- Khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế nông thôn khác như chế biến, tiểu thủ công nghiệp…, thu hút doanh nghiệp

đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thu mua nông sản của nông dân, tạo sự gắn kết chặt chẽ trong sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, giá trị cao, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả nông nghiệp, cải thiện đời sống nhân dân.

- Đối với sản xuất lương thực:

+ Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ người trồng lúa theo Nghị định 35/NĐ-CP của Chính phủ để bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đồng thời khuyến khích nông dân tăng cường đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên nền đất lúa, cụ thể thực hiện tốt Quyết định 915/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giống bắp trồng luân canh trên nền đất lúa.

+ Xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện. Nên phát triển vùng sử dụng giống lúa chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu với diện tích khoảng 25.000 ha thuộc địa bàn các vùng như: tiểu vùng T4, T5, Đồng Cơ, Mẹt Lung

– xã Vĩnh Phú; Tràm Trổi, Nha Sáp, Vĩnh Lợi, Tà Êm – xã Vĩnh Điều; Tân Khánh, Khánh Tân, Khánh Hòa – xã Tân Khánh Hòa; Cỏ Quen, Cả Ngay - xã Phú Lợi, Trần Thệ - xã Phú Mỹ.

+ Ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao, kết hợp với đầu tư hệ thống trạm bơm điện vừa và nhỏ, trong đó ưu tiên các tiểu vùng trũng của Vĩnh Điều, Tân Khánh Hòa và Phú Lợi đầu tư trước; bên cạnh đó đầu tư trạm bơm điện ở 5/5 xã.

+ Hoàn chỉnh thủy lợi nội đồng, điều chỉnh cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái từng tiểu vùng, có năng suất cao, kháng sâu bệnh,

đặc biệt là các loại giống có khả năng chịu phèn, mặn; cơ cấu lại thời vụ và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên nền đất lúa để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác lúa.

+ Khuyến khích nông dân mở rộng diện tích mô hình luân canh lúa - màu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác 3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm nhằm giảm chi phí đầu tư, bảo vệ độ phì nhiêu cho đất.

+ Đầu tư cơ giới hóa đồng bộ, tập trung mời gọi đầu tư các khâu có mức độ trang bị cơ giới hóa còn thấp, yêu cầu sử dụng lao động nhiều và có tính thời vụ cao, tỷ lệ hao hụt sản phẩm nhiều như khâu thu hoạch, phơi sấy và vận chuyển.

- Về sản xuất rau quả và hoa các loại: tập trung triển khai thí điểm các mô hình luân canh cây màu trên nền đất lúa và nhân rộng nhanh vào năm 2020 với cơ cấu Đông xuân lúa – Xuân hè màu – Hè thu lúa, hoặc Đông xuân

lúa – Hè thu màu. Chú trọng phát triển mạnh cây bắp, nhất là bắp lai, kế tiếp là cây mè, dưa các loại. Riêng dưa hấu, dưa các loại phát triển theo hướng luân canh trên nền đất lúa với cơ cấu mùa vụ Dưa Đông xuân – lúa Hè thu, hoặc Đông xuân lúa - Xuân hè dưa – Hè thu dưa.

- Đối với cây rau, màu khác phát triển theo hướng nông hộ với mô hình từng bước chuyên canh, đồng thời có thể luân canh trên nền đất lúa. Từng

bước nâng cao trình độ canh tác rau theo hướng rau an toàn phục vụ cho khu du lịch Thị xã Hà Tiên - Phú Quốc, khu công nghiệp Kiên Lương.

- Về chăn nuôi: trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ở trong nước ngày càng tăng, đồng thời nhu cầu xuất khẩu

cũng rất lớn. Trong khi đó, nông thôn Giang Thành là nơi rất có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm lấy thịt, lấy trứng… Vì vậy, trong thời gian tới phải đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, gia cầm; nhất là tăng về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong huyện và cung thị trường, tạo việc làm, nâng cao đời sống dân cư nông thôn trong huyện. Định hướng phát triển chuyển dần từ nông hộ sang tập trung theo hướng trang trại, tổ hợp tác có đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ sinh học. Tập trung phát triển mạnh đối với đàn bò - loại con phù hợp với địa phương và hiệu quả kinh tế tương đối ổn định về lâu dài. Định hướng phát triển nuôi heo chuyển dần từ nông hộ sang trang trại tập trung, có sự đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện đại. Dự kiến đến năm 2020 tổng đàn heo đạt 11.500 con; tập trung nhiều ở xã Vĩnh Phú, Vĩnh Điều .Từ nay, đến năm 2020 tập trung cải tạo nâng chất lượng giống đối với đàn chăn nuôi của địa phương, nhất là đối với giống bò. Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích trong lĩnh vực chăn nuôi, cụ thể như Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.

Phát triển nâng dần từ hình thức nuôi nông hộ, mô hình VAC lên chuyên hóa thành trang trại, tổ hợp tác và hợp tác xã. Từng bước khuyến khích hộ dân, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu về sản phẩm chăn nuôi, trong đó chủ lực là sản phẩm từ thịt trâu - bò.

* Về đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ xây dựng nông thôn mới

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là cơ sở thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăn thu nhập cho người sản xuất kinh doanh hàng hóa. Kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm nhiều yếu tố như giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống điện, trường học, chợ, cơ sở vật chất văn hóa, điểm bưu điện văn hóa, nhà ở dân cư. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh xây dựng NTM, trong thời gian tới, huyện Giang Thành cần tập trung phát triển các yếu tố sau:

- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn: mạng lưới giao thông nông thôn là khâu quan trọng nhất của cơ sở hạ tầng nông thôn, nó có tính quyết định đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và kinh tế - xã hội huyện Giang Thành nói riêng. Vì vậy, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn là một giải pháp đặc biệt quan trọng để thực hiện xây dựng NTM. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển và hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, huyện Giang Thành cũng vận động các nguồn xã hội hóa thông qua việc kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn huyện chung tay xây dựng NTM; người dân tại các xã tham gia ngày công lao động, giám sát việc thi công, hiến đất làm đường, hiến đất làm các công trình phúc lợi cho ấp, xã. Theo quy hoạch đến năm 2020 là 5/5 xã của huyện Giang Thành đều đạt chuẩn tiêu chí giao thông nông thôn. Do đó, giao thông nông thôn của huyện phấn đấu đến năm 2019 sẽ đạt chuẩn. Cụ thể:

+ Đối với đường trục chính, liên ấp và liên xã được bê tông hóa đạt loại B theo cấp đường giao thông nông thôn với bề mặt rộng từ 2,5-3,5m.

+ Khối lượng cần đầu tư 110 km đường bê tông giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu đến năm 2030 các tuyến đường trục chính, liên thôn và liên xã

100% đều được bê tông hóa đạt loại B.

+ Các tuyến đường liên huyện T3, Nông Trường đã có chủ trương đầu tư theo hướng giao thông nông thôn bê tông hóa, bề mặt rộng 3,5m. Sau năm 2020, kiến nghị đầu tư đường T3 đảm bảo cho quốc phòng và kinh tế vùng.

+ Ngoài ra, trục đường ấp, ngõ, xóm của các xã cũng cần phải cứng hóa để đảm bảo đi lại, sản xuất kinh doanh thuận lợi. UBND các xã phải xác định rõ và phân kỳ đầu tư cụ thể, trong đó cần lựa chọn các đoạn, tuyến đường trọng điểm làm trước; Đồng thời phải lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các nội dung thuộc tiêu chí giao thông đạt chuẩn theo quy định.

- Phát triển hệ thống thủy lợi: hệ thống thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu nước, tác động trực tiếp đến năng suất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Vì vậy nó rất quan trọng trong quá trình xây dựng NTM ở huyện Giang Thành hiện nay cũng như trong tương lai. Việc phát triển hệ thống thủy lợi của huyện Giang Thành trong thời gian tới phải giải quyết những vấn đề sau:

+ Chủ yếu là nạo vét kênh mương, đầu tư nâng cấp và xây mới một số cống, đặp ngăn mặn. Tập trung các công trình thủy lợi chủ lực phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống dự án thủy lợi Vàm Răng - Ba Hòn đối với các công trình bố trí trên địa bàn huyện.

+ Tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa các công trình đầu mối, đẩy nhanh việc nạo vét, tu sửa, hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng.

+ Công trình nội đồng: nâng cấp và xây mới các tuyến bờ bao, hoàn thiện các kênh nội đồng để chủ động chống ngập úng khi có lũ hoặc mưa cục bộ với quy mô hợp lý là khoảng mỗi bờ bao từ 50-500 ha; xây dựng hệ thống cống, bố trí trạm bơm điện đảm bảo phục vụ vừa lấy nước, thoát phèn và tiêu

+ Huyện cần kiến nghị tỉnh sớm nạo vét và mở rộng kênh Vĩnh Tế (từ Châu Đốc - Hà Tiên) để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, vì hiện nay kênh Vĩnh Tế đã bị bồi lắng nhiều. Đối với hệ thống cống dọc theo tuyến quốc lộ N1 (HT6 - xã Phú Mỹ, HN1 - xã Phú Lợi, HT2 - xã Tân Khánh Hòa và Nha Sáp - xã Vĩnh Điều), tỉnh nên có hướng bố trí thay bằng cầu để tạo thuận lợi cho việc tháo phèn lấy nước ngọt và lưu thông thủy.

- Phát triển mạng lưới điện nông thôn: điện năng có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và trong quá trình xây dựng NTM của huyện Giang Thành nói riêng. Đối với Giang Thành, trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể để phát triển mạng lưới điện nông thôn như sau:

+ Đảm bảo đưa điện đến tất cả vùng lõm cụm tuyến dân cư theo quy hoạch đảm bảo hoàn thành tốt chương trình điện khí hóa nông thôn. Phấn đấu đến năm 2018 tỷ lệ hộ dân sử dụng điện an toàn của mạng lưới điện quốc gia của huyện đạt trên 98%. Đồng thời từng bước nâng cấp dần sang 3 pha để phục vụ sản xuất, phát triển hệ thống trạm bơm điện, làng nghề nông thôn.

+ Các tuyến đường điện trong các ấp, xã phải được kiên cố hóa hệ thống cột điện, có quy hoạch cụ thể về hành lang an toàn lưới điện cũng như chất lượng dây dẫn... đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và dân cư nông thôn.

* Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

- Nguồn vốn là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định đối với công tác xây dựng nông thôn mới. Thực tế đối với huyện Giang Thành cần xác

định rõ nguồn vốn đầu tư bao gồm: vốn ngân sách huyện, vốn hỗ trợ từ Tỉnh, Trung ương gọi chung là vốn ngân sách Nhà nước; vốn tín dụng từ các ngân

hàng; vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân; vốn đầu tư của các doanh nghiệp và vốn đóng góp của nhân dân. Nhưng với điều kiện nguồn kinh phí ngân sách của huyện còn nhiều hạn chế, việc đầu tư hỗ trợ của cấp trên còn ít, trong khi nguồn vốn đầu tư đòi hỏi là rất lớn. Vì vậy, đối với huyện cần có giải pháp để huy động từng nguồn vốn, phối hợp sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất.

Với nguồn vốn ngân sách của huyện hàng năm, cân đối thu chi ngân sách phục vụ cho phát triển kinh tế của huyện theo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, bố trí một khoản kinh phí ưu tiên để đầu tư cho xây dựng nông thôn mới tương xứng với mục đích ý nghĩa của nó, có chính sách ưu tiên đầu tư cho khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, huyện cần chủ động xác định các công trình dự án bức xúc, cần thiết, nguồn vốn lớn, mục đích công cộng, gián tiếp phục vụ cho lợi ích của nhân dân, để đề xuất, kiến nghị nhằm tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương để đầu tư.

Như đã xác định, xây dựng nông thôn mới người dân là nhân tố chính để thực hiện với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Vì vậy, trong các nguồn vốn đó vốn đóng góp của nhân dân là rất quan trọng. Để huy động được nguồn vốn này, trước hết là sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới và đồng thuận trong việc thực hiện các công trình, dự án cụ thể, từ đó nhân dân mới tự nguyện đóng góp để xây dựng. Với điều kiện trình độ dân trí còn hạn chế như hiện tại, để tranh thủ được sự đồng thuận trong nhân dân đóng góp về nguồn vốn đầu tư thực hiện các công trình, trước hết cần xác định loại công trình nào cần có sự đóng góp của nhân dân, cụ thể là xác định những loại công trình, dự án có lợi ích trực tiếp đến người dân như lộ giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi trực tiếp phục vụ cho sản xuất của nguời dân, dự án cải tạo đất đai…để người dân dể nhìn thấy được lợi ích của mình trong việc thực hiện dự án đầu tư đó và dễ dàng chấp nhận.

Bên cạnh đó, cần phát huy dân chủ của nhân dân trong việc thực hiện các dự án đầu tư ở nông thôn, người dân phải được tham gia quyết định các vấn đề, tham gia giám sát quá trình thực hiện các công trình, trực tiếp phục vụ cho lợi ích của người dân từ đó người dân thấy được lợi ích của mình phát huy vai trò của mình đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương. Nhà nước tạo điều kiện để người dân đóng góp bằng nhiều hình thức, tùy theo điều kiện của từng hộ gia đình như đất đai, ngày công lao động, tiền mặt, vật kiến trúc, hoa màu…

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng, đây là nguồn vốn lớn và tương đối tập trung, Nhà nước cần có giải pháp thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn vào đầu tư khu vực nông thôn, để làm được điều đó với điều kiện hiện tại huyện cần thực hiện tốt các giải pháp như sau:

- Trước hết huyện cần xác định danh mục dự án cần phải huy động nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, cụ thể một số lĩnh vực như: đầu tư hệ

thống thủy lợi, đầu tư các nhà máy chế biến hàng hóa nông sản, đầu tư phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 106 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)