1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới
2.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa –xã hội
* Dân số và lao động
- Toàn huyện có 28.948 nhân khẩu, 7.400 hộ, trong đó có 90% hộ nông nghiệp, mật độ dân số bình quân 70,12 người/km2, thấp nhất trong các huyện, thị ở tỉnh Kiên Giang. Mật độ dân số cao nhất tại xã Tân Khánh Hòa (112
người/Km2), thấp nhất là xã Vĩnh Phú (48,87 người/Km2) (tính đến 31/12/2015).
- Trong thời gian qua biến động dân số cơ học huyện Giang Thành theo hướng “nhập cư” ngày càng tăng. Tuy nhiên, một lượng đáng kể lao động trên địa bàn huyện cũng “xuất cư” ra khỏi địa bàn đến các trung tâm đô thị, công nghiệp tại Đông Nam Bộ và một số tỉnh thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Lao động trong độ tuổi: 19.270 người, chiếm 66,56% dân số. Trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp 14.370 người chiếm 74,57%, thủy sản 884 người chiếm 4,58%; phi nông nghiệp 4016 người chiếm 20,85%.
- Lực lượng lao động đa phần là người cần cù chịu khó, có ý thức tích lũy kiến thức cho phát triển kinh tế gia đình, nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm cụ thể vào năm 2010 chiếm 10%, năm 2015 28,36%. Tuy nhiên, ngành nghề nông thôn của huyện rất hạn chế, cơ bản chỉ có nghề đan đệm
bàng trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo việc làm vào thời gian nhàn rỗi của nông dân góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn.
* Dân tộc và Tôn giáo
- Dân tộc Kinh : 22.746 người, chiếm tỷ lệ ..%; - Dân tộc Khmer : 6.138 người, chiếm tỷ lệ 21,2% - Dân tộc Hoa : 54 người, chiếm ..%.
-Dân tộc khác : 10 người, chiếm ..%
Các dân tộc đều đã định cư lâu đời tại xã. Người Kinh và Khmer chủ yếu sống bằng nghề nông, số ít buôn bán hoặc làm tiểu thủ công nghiệp. Người Hoa chủ yếu sống bằng nghề buôn bán tạp hóa. Đồng bào Kinh, Khmer, Hoa cư trú xen kẽ với nhau trong cộng đồng ở các xóm thôn, không có khu vực cư trú riêng biệt. Đặc điểm cư trú này đã tạo nên sự giao thoa văn hóa phi vật thể và văn hóa đời sống giữa 3 dân tộc trên địa bàn huyện bao đời nay. Đây là một đặc trưng cần được nhìn nhận nghiêm túc và có chủ trương, giải pháp thích hợp cho thời gian tới trong giai đoạn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, phát huy bản sắc dân tộc trong một địa bàn đa dân tộc.
Dân tộc Kinh chiếm đa số trong dân số của huyện, tuy nhiên dân tộc khmer chiếm cao đứng hàng thứ hai của tỉnh, họ chủ yếu làm nông nghiệp. Người Khmer cần cù lao động, tính đoàn kết tương trợ cao, gắn bó với ruộng vườn, đời sống tâm linh gắn bó với Phật giáo Nam tông và chùa chiền. Hàng
năm, cộng đồng Khmer có nhiều lễ hội và đều được đông đảo bà con nhiệt tình tham gia, làm cho lễ hội mang tính quần chúng rộng rãi.
Đặc điểm của đồng bào dân tộc Khmer theo đạo Phật hệ phái Nam tông và có quan hệ huyết thống, thân tộc với nhân dân nước bạn Campuchia nên thường bị tác động và ảnh hưởng bởi tình hình chính trị ở Campuchia.
Trên địa bàn huyện, Phật giáo là tôn giáo chính và tồn tại ở đây từ lâu, trong đó hệ phái Nam tông có 3 chùa với tính đồ đa số là đồng bào dân tộc Khmer. Phật giáo hệ phái Bắc tông có 02 chùa.
* Giáo dục và đào tạo: Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư (có 4/16 trường đạt chuẩn quốc gia), đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH, đậu cao đẳng, đại học đều tăng và ở mức cao (năm 2015,
tốt nghiệp THPT đạt 100%. Có 106/142 học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng trong đó đại học 70 em đạt 49,3%, cao đẳng 36 em đạt 25,3%.). Giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục-xóa mù chữ, công nhận hoàn thành phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Năm 2012, huyện thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên bước đầu liên kết với các trường tổ chức mở lớp đại học và dạy nghề.
* Về y tế: Do huyện mới thành lập, nên cơ sở vật chất và nguồn lực còn hạn chế, chưa có bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện được xây dựng tạm và thực hiện luôn chức năng khám và điều trị bệnh với 11 bác sĩ và 40 giường bệnh, huyện có 3/5 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Song công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đạt được nhiều kết quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân.[8]
* Những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội
Môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn để thu hút đầu tư, sự chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển kinh tế tuy đúng hướng nhưng còn chưa vững chắc; thương mại-dịch vụ, công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ
cấu kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, ít lao động. Một số lĩnh vực có tiềm năng thế mạnh như nông nghiệp, kinh tế biên mậu,... được khai thác và phát triển chưa tương xứng. Xây dựng Nông thôn mới thực hiện còn khó khăn, lúng túng từ khâu quy hoạch, xây dựng đề án đến triển khai thực hiện.
Vốn đầu tư cho giáo dục, y tế còn hạn chế; chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nâng lên chưa nhiều. Các thiết chế văn hóa chậm được đầu tư (huyện chưa có nhà văn hóa, sân vận động, thư viện, công viện...); phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển yếu. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn ở mức cao; giảm nghèo chưa triệt để, dễ phát sinh mới và tái nghèo; mặt bằng dân trí, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống nhân dân hiệu quả chưa cao[8,tr.15].
2.2. Thự trạng xây dựng nông thôn mới tại h yện Giang Thành
Nhận thức vị trí, vai trò của xây dựng “nông thôn mới” trong tiến trình xây dựng và bảo vệ huyện, ngay sau khi tỉnh phát động phong trào, huyện Giang Thành nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, thực hiện ngay các kế hoạch tuyên truyền, vận động đến từng thôn để người dân đóng góp ý kiến và cùng tham gia. Huyện nhanh chóng chỉ đạo việc thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã; đồng thời vận động tất cả các tổ chức đoàn thể trên địa bàn vào cuộc vì mục tiêu chung. UBND huyện Giang Thành đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, tạo phong trào thi đua rộng khắp giữa các thôn giữa các xã trong toàn huyện.
2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Nhà nước thống nhất quản lý công tác xây dựng nông thôn mới, nhưng có sự phân cấp theo ngành và theo lãnh thổ. Áp dụng các nguyên tắc phân cấp
hành chính Việt Nam và các quy định về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp huyện, quy định về chức năng nhiệm vụ của phòng ban quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan giúp việc của Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp trên cơ sở nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cấp huyện như sau:
Tổ chức bộ máy nhà nước về xây dựng nông thôn mới cấp huyện. UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình đối với xây dựng nông thôn mới thông qua thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan tham mưu và giúp việc của Ban chỉ đạo.
Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các bộ phận khác chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Phòng Nông nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan như: ngành Công an, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Công Thương, Phòng Tài nguyên Môi trường, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục – Đào tạo v.v… để quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đảm bảo quản lý thống nhất và đạt hiệu quả.
Sau khi tiếp thu Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 14/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Bộ tiêu chí Nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 27/02/2013 về xây dựng NTM, kế hoạch số 435/KH-BCĐXDNTM về triển khai CTMTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của BCĐ xây dựng nông thôn mới của Trung ương, Kế hoạch số 18/KH-BCĐ ngày 28/3/2011 của Ban Chỉ đạo tỉnh về việc triển khai thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Kiên Giang giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến 2020. Trên cơ sở đó, UBND huyện thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện tại Quyết định số 875/QĐ-UBND, ngày 6/5/2011có 23 đồng chí, do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, một phó chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban, thành viên cơ cấu các ban ngành, đoàn thể, cơ quan tham mưu của Huyện ủy (Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ủy ban Kiểm tra); BCĐ có cơ quan điều phối đặt tại phòng Nông nghiệp & PTNT về cơ bản là phù hợp, có đủ điều kiện giúp Huyện ủy - Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy – chương trình chỉ đạo của UBND huyện trong từng thời gian; cơ quan điều phối giúp BCĐ kịp thời tổng hợp việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết và báo cáo cho tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện theo quy định.
Các xã đã thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã có 22 thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban, Phó Bí thư Đảng ủy và Phó Chủ tịch làm phó trưởng ban; thành viên là trưởng các tổ chức đoàn thể xã, cán bộ phụ trách các lĩnh vực có liên quan như công chức văn phòng – thống kê, công chức tài chính – kế hoạch, công chức văn hóa –xã hội, công chức địa chính – xây dựng, cán bộ phụ trách nông thôn mới, trưởng các thôn. Thành viên Ban quản lý xã chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Ngoài ra Huyện ủy chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã do Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban các thành gồm các ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ xã bí thư chi bộ ấp để tập trung chỉ đạo trong toàn bộ hệ thống chính trị, thông qua BCĐ đảng ủy nắm được tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn kịp thời.
Ban Quản lý tiếp nhận triển khai các kế hoạch xây dựng NTM của Đảng ủy, của cấp trên cơ bản nhịp nhàng. Tuy nhiên, cấp xã không có cán bộ chuyên trách (theo Quyết định số 1996 chỉ giao cho một người trong văn
phòng UBND xã kiêm nhiệm) trình độ năng lực hầu hết là yếu, nên việc điều hành, xử lý các vấn đề xây dựng cơ bản, quản lý vốn (kể cả dự toán, quyết toán) xây dựng các tiểu đề án về sản xuất,…còn nhiều khó khăn.
Qua 5 năm thực hiện, Ban chỉ đạo huyện, xã đã có 5 lần kiện toàn lại Ban chỉ đạo, Ban quản lý vốn cấp xã, đã thành lập Văn phòng nông thôn mới giúp việc cho Ban chỉ đạo theo Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Về cơ cấu BCĐ huyện - xã, Ban quản lý vốn xã thực hiện đúng theo Kế hoạch số 435/KH-BCĐXDNTM của BCĐ Trung ương hướng dẫn.
Trong quá trình xây dựng NTM, việc chuẩn hóa cán bộ và từng bước nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong BCĐ xây dựng NTM nói riêng và cán bộ, công chức nói chung cũng được huyện quan tâm thực hiện.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ những năm qua tiếp tục được cấp ủy quan tâm lãnh đạo thực hiện tốt, từ đó góp phần đáng kể trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của huyện cũng như cán bộ ở cơ sở tiếp tục nâng lên về chất, đặc biệt là trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện liên quan đến thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM và cán bộ chủ chốt ở cơ sở, từng bước đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị đặt ra, phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo trong hệ thống chính trị từ năm 2011 đến nay là 478 đồng chí, trong đó: chuyên môn: thạc sỹ là 07 đồng chí, đại học 62 đồng chí, trung cấp 38 đồng chí. Lý luận chính trị: cao cấp 42 đồng chí, trung cấp 115 đồng chí, sơ cấp 214 đồng chí.
Về chất lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp trong huyện:
- Trưởng, phó các phòng, ban, ngành cấp huyện và tương đương: tổng số 99 đồng chí, trong đó thạc sỹ 06 đồng chí (đang học 04 đồng chí), đại học 79 đồng chí, trung cấp 05 đồng chí ; lý luận chính trị: cao cấp 66 đồng chí, trung cấp 25 đồng chí, sơ cấp 08 đồng chí; tỷ lệ đạt chuẩn chiếm 67% (có đại học chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị).
- Chủ chốt xã: tổng số 15 đồng chí, trong đó 12 đồng chí có trình độ đại học và 03 đồng chí đang học đại học; lý luận chính trị: 08 đồng chí có trình độ
cao cấp, 04 đồng chí trung cấp, 03 đồng chí sơ cấp, tỷ lệ đạt chuẩn chiếm 53,33%. Riêng chức danh bí thư, chủ tịch UBND xã tỷ lệ đạt chuẩn chiếm 71,43% (có đại học chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị).
- Cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã: tổng số 102đồng chí, trong đó có trình độ đại học chuyên môn là 71 đồng chí, trung cấp 21 đồng chí, 10 đồng chí chưa có chuyên môn; lý luận chính trị: cao cấp 02 đồng chí, trung cấp 32 đồng chí, sơ cấp 50 đồng chí, 18 đồng chí chưa có lý luận chính trị, tỷ lệ cán bộ chuyên trách đạt chuẩn chiếm 60% (có trung cấp chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị trở lên), công chức xã về chuyên môn cơ bản đạt chuẩn và bố trí phù hợp với ngành nghề công tác, tuy nhiên do thiếu lý luận chính trị nên tỷ lệ đạt chuẩn của đội ngũ công chức xã là 61,29% (có trung cấp chuyên môn và tối thiểu sơ cấp lý luận chính trị trở lên).
Huyện uỷ chú trọng công tác điều động, luân chuyển cán bộ cho cơ sở, nhất là cán bộ trẻ, có triển vọng phát triển, theo quy hoạch ở các ban ngành, đoàn thể huyện, cán bộ có trình độ về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ về làm cán bộ chủ chốt ở các xã. Đến nay huyện đã điều động, luân chuyển 05 cán bộ huyện về xã (02 đồng chí giữ chức vụ bí thư, chủ tịch UBND xã;
2 đồng chí giữ chức vụ bí thư xã; 01 đồng chí giữ chức vụ chủ tịch UBND xã).
Về công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của BCĐ Huyện và Ban Quản lý các xã xây dựng nông thôn mới cũng được chú trọng, đã đưa cán bộ chủ chốt từ huyện, xã tham gia