1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới
2.3. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Giang
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Hạn chế:
Bên cạnh kết quả đạt được huyện Giang Thành cũng gặp phải những nhược điểm và hạn chế trong quá trình triển khai xây dựng NTM, cụ thể như sau:
Công tác chỉ đạo thực hiện chương trình có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn chưa thật đầy đủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo ở một số xã còn chưa sâu sát, thiếu
quyết liệt; nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Một số phòng, ngành của huyện chưa chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện của chương trình; sự phối hợp giữa một số phòng, ngành và phối hợp với các địa phương chưa chặt chẽ; việc lồng ghép các chương trình, đề án, dự án trên địa bàn còn hạn chế.
Công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã tiến hành còn chậm và gặp nhiều khó khăn do vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc khmer sinh sống; lực lượng tư vấn còn thiếu kinh nghiệm chưa sát với tình hình cụ thể từng địa phương, tồn tại nhiều bất cập, khó khăn. Quy hoạch được phê duyệt phát sinh nhiều nội dung cần điều chỉnh, nhất là quy hoạch sản xuất nông nghiệp, giao thông nhưng đến nay chưa được điều chỉnh; việc cắm mốc, quản lý quy hoạch chưa thực hiện được do thiếu nguồn kinh phí. Quá trình thực hiện quy hoạch chưa bám sát nội dung ưu tiên.
Việc huy động các nguồn lực rất hạn chế. Nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí cho chương trình xây dựng NTM còn rất thấp. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn vào xây dựng NTM tại một số địa phương chưa thực sự hiệu quả, do công tác quy hoạch chưa sát với thực tế.
Công tác đánh giá thực trạng nông thôn theo tiêu chí NTM tại một số xã còn chưa sát, chưa đúng, còn chạy theo thành tích, thiếu sự quan tâm đúng mức. Một số tiêu chí đạt nhưng chất lượng không cao; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thực hiện còn chậm. Chuyển biến trên các lĩnh vực y tế - văn hóa - giáo dục, đào tạo nghề nông thôn chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới. Môi trường nông thôn đang là vấn đề nan giải, còn nhiều bức xúc ở các địa phương.
Về công tác đào tạo nghề cho nông dân, nhìn chung chưa gắn với các dự án, chương trình và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Kế hoạch dạy nghề chưa căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động, của sản xuất kinh doanh [5,tr. 21].
Tuy được coi là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới nhưng vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới vẫn còn rất mờ nhạt. Người dân chưa thực sự hiểu rõ về nông thôn mới và có tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước, do đó, chương trình chưa thực sự huy động được các nguồn lực từ người dân và cộng đồng. Chính quyền còn phải tham gia sâu vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế của các hộ nhất là các hộ nghèo trong cách thức sản suất...
Công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới còn nhiều bất cập mặt dù công tác kiểm tra được thực hiện theo định kỳ nhất là công tác đầu tư và xây dựng vẫn còn sai sót yếu kém trong quá trình thực hiện; công tác thống kê, báo cáo của các xã còn sơ sài, chưa đúng hướng dẫn quy định nên khó khăn trong công tác kiểm tra, giám sát tại các xã xây dựng nông thôn mới.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan
Toàn huyện chỉ có 5 xã đều là xã biên giới thuộc diện 135 của Chính phủ đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, trong khi nguồn lực đầu tư cho hạ tầng - kỹ thuật còn hạn chế, phân tán. Tình hình kinh tế hiện nay gặp khó khăn nên nguồn vốn (nhất là vốn huy động trực tiếp trong nhân dân và doanh nghiệp) rất hạn chế, nguồn vốn thực hiện chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
Một số chỉ tiêu, tiêu chí yêu cầu lớn nên khó thực hiện, khó nâng cao. Một số xã đạt yêu cầu về các tiêu chí này nhưng không cao. Cụ thể như tiêu chí về y tế có nội dung “tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế” các xã của huyện Giang Thành đã đạt yêu cầu về tiêu chí này do nhà nước hỗ trợ 100%,
nhưng nếu hết chính sách, người dân tự mua thì khả năng đạt tiêu chí này rất khó.
+ Nguyên nhân chủ quan
Sự vào cuộc của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, thiếu tâm huyết, thiếu trách nhiệm; còn có ý thức trông chờ, ỷ lại, việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban quản lý chưa rõ ràng, thiếu kiểm điểm đánh giá kết quả phân công để chấn chỉnh dẫn đến việc triển khai tổ chức thực hiện chương trình còn yếu và chưa kịp thời.
Năng lực cán bộ lãnh đạo một số xã còn hạn chế, thiếu chủ động, chưa tích cực trong việc triển khai chương trình, việc phối hợp với đơn vị tư vấn chưa kịp thời, sát sao, còn khoán trắng cho đơn vị tư vấn dẫn đến tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch. Cán bộ theo dõi NTM cấp xã năng lực còn hạn chế, lúng túng và chưa thật sự sâu sát với chương trình.
Do bộ phận tham mưu cấp huyện còn kiêm nhiệm. Một số phòng, ngành của huyện chưa chủ động, tích cực trong việc phối hợp chỉ đạo các xã theo tiêu chí ngành dọc; chưa sâu sát để nắm bắt tình hình và tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở; còn tư tưởng ỷ lại, coi đây là trách nhiệm riêng của ngành nông nghiệp. Một số thành viên BCĐ chưa tích cực đi cơ sở hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác xây dựng NTM tại địa bàn được phân công.
UBND các xã chưa có kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng dân cư.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị - xã hội, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến các tầng lớp nhân dân, vì vậy xây dựng nông thôn mới không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là phong trào thi đua của từng gia đình, thôn xóm cho đến mỗi cơ quan, đơn vị. Chương trình MTQG xây dựng NTM đã bắt đầu thu được những kết quả khả quan ban đầu; tuy nhiên, để các địa phương trên cả nước đạt chuẩn NTM là công việc còn rất khó khăn trước mắt; bên cạnh đó, xây dựng được NTM mới rồi, nhưng để giữ được NTM và tiếp tục phát huy những giá trị mà Chương trình MTQG xây dựng NTM mang lại đối với toàn thể xã hội sẽ đòi hỏi mỗi cá nhân trong cộng đồng dân cư và các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương phải nỗ lực hơn nữa để thực sự là “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIANG THÀNH,
TỈNH KIÊN GIANG
1 Định hướng, q an điểm, mụ tiê xây dựng Nông thôn mới h yện Giang Thành giai đoạn 2016 - 2020