Giải pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 116)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

3.2.6. Giải pháp kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện xây

xây dựng nông thôn mới

- Kiểm tra, giám sát là chức năng rất quan trọng của Đảng và Nhà nước, đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch đề ra, kịp thời phát hiện và khắc phục những hạn chế, nâng cao hiệu quả thực hiện các công việc. Trong xây dựng nông thôn mới, đối với lãnh đạo và Ban Chỉ đạo cấp huyện cần có kế hoạch thường xuyên kiểm tra việc triển

khai thực hiện tại các xã, địa bàn dân cư về xây dựng nông thôn mới bằng các hình thức như: kiểm tra định kỳ hàng tháng, hàng quý và kiểm tra đột xuất.

- Trong quá trình kiểm tra không chỉ xem xét qua báo cáo mà cần có phương pháp kiểm tra một cách chặt chẽ, có hiệu quả đảm bảo nắm bắt, phản ánh được thực trạng, kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới của từng xã, từng địa bàn dân cư, kiểm tra theo từng nội dụng cụ thể, tránh việc chạy theo thành tích và báo cáo không sát với thực tế kết quả thực hiện. Qua đó phát hiện những mặt tích cực, phù hợp, hiệu quả để phát huy. Kịp thời phát hiện những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, để có giải pháp khắc phục cho phù hợp, đảm bảo việc xây dựng nông thôn mới đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và mang lại hiệu quả cao.

- Tăng cường hoạt động giám sát của HĐND các cấp, MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân để Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động giám sát. Nghiêm túc lắng nghe và kiểm tra chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế do HĐND, MTTQ và các đoàn thể của nhân dân phản ánh.

- Các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình theo kế hoạch 3 tháng, 6 tháng và 1 năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của các xã; kịp thời hướng dẫn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. - Ban chỉ đạo huyện phải thường xuyên xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở các xã (đặc biệt là các xã khó khăn) xây dựng nông thôn mới để kịp thời nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc trên cở sở đó đề ra những hướng giải quyết hợp lý.

- Thông qua kiểm tra giám sát góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Ban giám sát của cộng đồng, qua đó kịp thời xử lý những sai phạm, bảo đảm đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm điểm trách nhiệm từng tập thể, cá nhân đối với việc chỉ đạo, thực hiện chương trình; coi trọng chỉ đạo việc sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm; kịp thời giải quyết các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.

Một số đề x ất, kiến nghị

Qua thực tế nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn tại huyện, tác giả có một số đề xuất kiến nghị sau đây:

3.3.1. Đối với Trung ương

- Chính phủ ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định số 92/2009/NĐ-CP (về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã) theo hướng tăng số lượng cán bộ công chức trong đó có công chức chuyên trách NTM và giảm số người hoạt động không chuyên trách.

- Tăng vốn đầu tư phát triển và vốn tín dụng ưu đãi cho chương trình xây dựng nông thôn mới đối với các huyện, các xã nghèo, xã biên giới, đông đồng bào dân tộc thiểu số do đặc điểm diện tích các xã tương đối lớn; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn hạn chế,…Vì vậy, cần đầu tư từ ngân sách nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ chung cả nước năm 2020 tỉ lệ bình quân chung đạt 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

3.3.2. Đối với tỉnh Kiên Giang

- Xem xét sớm điều chỉnh Quyết định số 1857/QĐ-UBND, ngày 29/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về ban hành Bộ tiêu chí về

nông thôn mới tỉnh Kiên Giang cho phù hợp đặc thù của tỉnh Kiên giang. Theo hướng về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa xã, ấp, quy mô trung tâm xã

không nhất thiết phải có đủ các khu thể thao, không nhất thiết ấp nào cũng có nhà văn hóa; về tiêu chí nghĩa trang, chợ nông thôn xã nào có nhu cầu mới xây dựng để tránh lãng phí vốn đầu tư.

- Sớm đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất văn hóa theo lộ trình quy hoạch, bệnh viện đa khoa của huyện, nâng cấp trạm y tế các xã, trường chuẩn theo lộ trình, đường giao thông liên huyện (đường kênh T3, kênh Nông Trường),.. để đến 2018 cơ bản xã điểm của huyện (xã Vĩnh Điều) mới đạt tiêu chí.

- Theo quy hoạch, Trung tâm y tế huyện Giang Thành đặt tại xã Phú Lợi chỉ

là tạm thời, sẽ xây dựng bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế huyện tại khu vực Trung tâm hành chính huyện (ấp Khánh Hòa - xã Tân Khánh Hòa). Do đó, trong thời gian thực hiện quy hoạch theo lộ trình, đề nghị Sở Y tế tỉnh xem xét lại các tiêu chí đánh giá đạt chuẩn quốc gia của trạm y tế xã Phú Lợi. - Việc phân cấp một số vốn đầu tư phát triển cho xã, theo Thông tư số

03, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đầu tư dưới 3 tỷ Ban quản lý xây dựng NTM xã làm chủ đầu tư) tính khả thi không cao, do năng lực cán bộ cơ sở không có chuyên môn (cả kỹ thuật), nên đề nghị xã làm chủ đầu tư những công trình thuộc nguồn vốn dân tự đóng góp, các công trình có vốn đầu tư dưới 1 tỷ là phù hợp với xã vùng sâu, xa, khó khăn.

- Có chủ trương đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, về xây dựng quy hoạch, thẩm định quy hoạch, lập quy hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác xây dựng NTM. Đồng thời ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ được đào tạo đủ tiêu chuẩn theo quy định trên về công tác ở các xã, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Giang Thành và định hướng xây dựng nông thôn mới của tỉnh Kiên Giang và huyện Giang Thành, luận văn đưa ra một số định hướng, quan điểm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Giang Thành. Các giải pháp trên muốn được thực hiện đều cần đến sự chuẩn bị một cách chu đáo, đầu tư thích đáng và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân cùng sự phân định một cách rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của từng đối tượng.

KẾT LUẬN

Chương trình MTQG về xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình công nhiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay, xây dựng NTM cũng là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng. Xây dựng nông thôn mới không chỉ là công việc của chính quyền các cấp mà là nhiệm vụ của toàn dân, cần huy động nhân lực, vật lực của toàn xã hội để chung tay xây dựng. Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực trạng quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới của huyện Giang Thành, luận văn đã chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành và đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành trong thời gian tiếp theo được tốt hơn. Bên cạnh đó, nội dung của luận văn đã làm rõ được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, luận văn đã xác định được xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta và chủ trương này có đầy đủ cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn để việc tiến hành thực hiện đạt kết quả cao trên phạm vi huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang nói riêng và cả nước nói chung

Thứ hai, luận văn cũng xác định xây dựng nông thôn mới là công việc lâu dài, đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của toàn thể xã hội và đóng vai trò quan trọng chính là người nông dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ ba, luận văn đã cho thấy thực trạng về quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Song vẫn còn nhiều hạn chế như: công tác quy hoạch nông thôn còn yếu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được

đầu tư xây dựng nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức làm việc ở nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế.… Nguyên nhân của vấn đề này được xác định là do sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa quyết liệt, công tác quản lý huy động nguồn vốn phát triển nông thôn còn chưa được thực hiện tốt, nhận thức của một số cấp ủy chính quyền và một bộ phận nhân dân về vai trò xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ.

Tóm lại, xây dựng nông thôn mới trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã trở thành một yêu cầu bắt buộc và cấp bách phải thực hiện. Chính vì vậy, xây dựng nông thôn mới cần phải được đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa, sát sao hơn nữa dựa trên đặc thù của nông thôn từng địa phương, qua đó để đưa ra được những phương hướng cách thức xây dựng khoa học và có hiệu quả. Để làm được điều này không hề đơn giản, mà nó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng phát huy sức mạnh tổng hợp từ các nguồn lực chung, các chủ thể của quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Nó đòi hỏi sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và quan trọng nhất chính là người nông dân – chủ thể chính của chương trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang (2015), Báo cáo tổng kết thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

3. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015..

4. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

5. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang (2016), Báo cáo tổng kết thực hiện chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.

6. Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số 13/2011/TTL T-BXD- BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, Hà Nội.

7. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang(2016), Niên giám thống kê huyện Giang Thành 2015.

8. Đảng bộ huyện Giang Thành (2015), Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII.

9. Đảng bộ huyện Giang Thành (2015), Nghịquyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Giang Thành lần thứ XII nhiệm kỳ 2015 – 2020.

10. Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang (2015), Nghịquyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Kiên Giang lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020.

11. Huyện ủy Giang Thành (2013), Kế hoạch Số62-KH/HU xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

12. Huyện ủy Giang Thành (2012), Nghịquyết số 05 vềxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020.

13. Phạm Văn Lâm (2016), Đề tài xây dựng nông thôn mớiở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quôc gia.

14. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội.

15. Ngô Huyền Trang (2015), Xây dựng Nông thôn mới cấp xã tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

16. UBND tỉnh Kiên Giang (2013), Quyết định số 1857/QĐ-UBND, ngày 29/7/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về ban hành Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh Kiên Giang.

17. UBND tỉnh Kiên Giang (2013), Quyết định số 2453/QĐ-UBND, ngày 14/10/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, về việc ban hành hướng dẫn thực hiện cơ chế đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

theo Thông tư 03/2013/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch Đầu tư.

18. UBMT Tổ quốc Việt Nam( 2015), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. 19.http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong- thon/2012/14689/Kinh-nghiem-xay-dung-nong-thon-moi-o-mot-so-nuoc- tren.aspx. 20. https://giangthanh.kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/11/456/Gioi-thieu- tong-quan-huyen-Giang-Thanh.html.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)