Kinh nghiệm của huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 49)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

1.4.2.2. Kinh nghiệm của huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu

Huyện Phước Long bước vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở xuất phát điểm còn thấp, các xã mới cơ bản đạt được 4 tiêu chí. Hơn nữa, tình hình kinh tế những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn, nên nguồn vốn ngân sách của Trung ương hỗ trợ huyện còn ít. Vốn ngân sách tỉnh đầu tư cho huyện không được nhiều. Tuy nhiên, với quyết tâm vượt khó, nỗ lực thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhất là phát huy vai trò chủ thể của người dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, gắn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Trong đó, tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp và nhân dân trong huyện thực hiện trước các tiêu chí dễ làm, không cần vốn hoặc cần ít vốn của Nhà nước. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, chỉnh trang lại nhà cửa, hàng rào, sân vườn, xây dựng hố rác gia đình, tạo môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Bên cạnh đó, vận dụng một số tiêu chí nông thôn mới có liên quan trực tiếp đến hộ dân, Ban chỉ đạo huyện cụ thể hóa thành 13 tiêu chí xây dựng gia đình nông thôn mới, in ấn tài liệu cấp phát đến từng hộ, treo tại vị trí thuận lợi quan sát, để mỗi thành viên thường xuyên đối chiếu việc tổ chức thực hiện của gia đình mình, từ đó có hướng phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới. Kết quả trong 3 năm, huyện đã công nhận 8.094 hộ đạt 13 tiêu chí gia đình nông thôn mới. Đây chính là những hạt nhân tiêu biểu cho các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và tạo nên sức lan tỏa, vận động mọi người cùng thi đua xây dựng nông thôn mới.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, ngoài việc vận động nhân dân hiến đất xây dựng các công trình, huyện còn vận dụng đồng bộ nhiều giải pháp và sáng tạo trong việc huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn

thành các công trình, như quan hệ với các doanh nghiệp trong khu vực đồng bằng sông cửu long mua trả chậm một phần xi măng, sắt thép để xây dựng lộ và cầu bê-tông. Đối với những công trình bức xúc cần xây dựng ngay, huyện ký hợp đồng với các doanh nghiệp bỏ vốn ra làm trước, thanh toán 50%, số còn lại thanh toán vào các năm tiếp theo. Huyện đã vận dụng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Theo đó, mở nhiều đợt ra quân sôi nổi, với quy mô trên phạm vi toàn huyện, huy động trên 10.000 lao động từ cán bộ, công chức, viên chức các ngành cấp huyện, các xã, thị trấn và nhân dân trong huyện tham gia. Trung bình mỗi ngày ra quân, huyện huy động khoảng 250 người tham gia. Trong thời gian cao điểm, huyện huy động gần 3.000 người tham gia. Từ đó không phải thuê mướn đơn vị thi công, chỉ thuê một số thợ hồ có tay nghề cao và đầu tư sắt, cát, đá, xi măng để xây dựng lộ. Với cách làm này, chất lượng công trình không những được tăng lên, mà chi phí còn giảm đáng kể (khoảng 40%).

Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn về vốn, huyện đã vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đóng góp quỹ An sinh xã hội - xây dựng nông thôn mới. Trong 3 năm qua, ngoài nguồn vốn cấp trên đầu tư, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp, vốn ngân sách huyện và vốn nhân dân đóng góp trên 2.000 tỷ đồng, huyện còn vận động quỹ An sinh xã hội - xây dựng nông thôn mới gần 77 tỷ đồng.

Đến nay, các xã của huyện đều đạt được từ 13/19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, trở lên. Riêng xã Vĩnh Thanh đạt 19/19 tiêu chí, xã Phước Long và Phong Thạnh Tây B đạt 16/19 tiêu chí, các tiêu chí còn lại thực hiện được từ 60 - 70%. Qua đó, diện mạo nông thôn của huyện Phước Long đã thay đổi rõ nét; đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người của huyện

đến cuối năm 2013 đạt gần 29 triệu đồng/người/năm, tăng gthôn 1,5 lần so với năm 2010.

Qua 3 năm chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Phước Long đã rút ra một số kinh nghiệm chỉ đạo. Đó là, nơi nào cấp ủy, chính quyền đoàn kết, chung sức, đồng lòng quan tâm chỉ đạo thực hiện Chương trình, được nhân dân đồng thuận, tích cực hưởng ứng, tự giác thực hiện phong trào, thì Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nơi đó sẽ đạt được kết quả tốt. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, mà chủ thể là nhân dân. Vì vậy, để phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng chủ trương xây dựng nông thôn mới đến từng hộ gia đình và mỗi người dân. Đồng thời thực hiện công khai, dân chủ tất cả mọi công việc có liên quan đến nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, để mọi người dân trên địa bàn đều được tham gia bàn bạc, quyết định, giám sát và tổ chức thực hiện. Quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phải biết lựa chọn làm trước, hoàn thành trước những tiêu chí dễ làm, dễ thực hiện, dễ hoàn thành, cần ít vốn hoặc không cần vốn của Nhà nước. Còn những tiêu chí khó sẽ thực hiện sau. Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Do vậy, quá trình chỉ đạo thực hiện phải kiên trì, bền bỉ, không nôn nóng, không chạy theo thành tích, làm tới đâu chắc tới đó. Và cuối cùng là phải đạt được mục tiêu theo Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ. [14, tr.20-24]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)