1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới
3.1.1. Định hướng của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 60% dân cư đang sinh sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quan trọng đối việc ổn định tình hình xã hội đất nước. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đưa ra mục tiêu “xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn với sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ VII (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 đã nêu một cách toàn diện quan niệm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình CNH, HĐH.
Thực hiện đường lối của Đảng ngày 28/10/2008 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CT ban hành một chương trình hành động của Chính
phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế nhất là về công tác huy hoạch. Quy hoạch nông thôn mới là một vấn đề mới, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải mang tính chiến lược phát triển KT-XH. Đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về năng lực, nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng. Bên cạnh đó chúng ta còn gặp khó khăn về huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới. Đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Mặt khác, trong nhận thức nhiều người còn cho rằng xây dựng nông thôn mới là dự án do nhà nước đầu tư xây dựng nên còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại. Chính vì vậy, trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta còn phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức rằng: “Xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mọi người, mọi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương, tất cả cùng chung sức với sự lãnh đạo của Đảng..” nhằm thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, chính vì vậy nó phải có hệ thống lý luận soi đường. Quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới là sự vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào thực tiễn của nước ta trong giai đoạn hiện nay, hướng tới thực hiện mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa, từng bước xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động chân tay và lao động trí óc để đi đến kết quả cuối cùng là giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức sẽ trở thành những người lao động của xã hội cộng sản chủ nghĩa.