Giải pháp về tuyên truyền, vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 100 - 102)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền, vận động

- Phải phát động sâu rộng vận động xây dựng nông thôn mới trong toàn đảng bộ và nhân dân tập trung tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong đảng bộ và đồng thuận cao trong xã hội. Đồng thời phân định rõ trách nhiệm những công việc cụ thể của từng cấp, ngành, đoàn thể và những công việc của hộ dân phải làm. Đặc biệt phải làm cho người dân nông thôn nhận thức rõ vai trò chủ thể, hiểu được lợi ích và trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.

Về hình thức tuyên truyền phải đa dạng như bằng hình ảnh trực quan sinh động, cụ thể như: hệ thống băng rol, panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền ở các khu dân cư, các tuyến đường chính để người dân dễ nhận thấy, nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, rõ ràng, để người dân dễ nhận thức được. Trong khu vực có nhiều đồng bào dân tộc tài liệu tuyên truyền phải dịch ra chữ Khme, người tuyên truyền, triển khai giải thích bằng tiếng Khme. Tổ

chức phát loa cổ động việc thực hiện các phong trào, cấp phát tờ rơi, đĩa ghi hình những mô hình nông thôn mới có hiệu quả, để người dân nâng cao nhận thức. Đài truyền thanh huyện thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, các mô hình điểm, các công việc điển hình, … Xây dựng chuyên mục cộng tác với Đài truyền hình tỉnh thực hiện các phóng sự về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Đặc biệt đầu tư nâng cấp các trạm truyền thanh của xã, để xã tự chủ động phát tin tuyên truyền. Tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các cuộc họp dân, đặc biệt chú trọng đến tuyên truyền tại cuộc khởi công, khánh thành các công trình, dự án, qua đó cần phân tích sâu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM. Với thực trạng trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, việc tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích trước mắt sẽ dễ thu hút được sự quan tâm của người dân, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền.

- UBND và BCĐ, BQL xây dựng NTM các xã, tổ chức tuyên truyền các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên hệ thống trạm phát thanh của xã, các buổi sinh hoạt của tổ nhân dân tự quản, sinh hoạt đoàn thể ấp để nhân dân nhận thức đúng những chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phong trào xây dựng nông thôn mới để tổ chức thực hiện tại cơ sở mình. Tăng cường công tác vận động người dân nông thôn tích cực tham gia đóng góp tiền, đất đai, sức lao động; góp ý và giám sát thực hiện quy hoạch; thay đổi tập quán sản xuất không phù hợp; chủ động lựa chọn mô hình sản xuất mới, hiệu quả; tham gia các hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt các tiêu chí nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và Ban Thi đua khen thưởng huyện hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch thực hiện các cuộc vận động thi đua xây dựng NTM, nhằm tạo ra phong trào sâu rộng trong cả nước về xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)