Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 36 - 37)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

1.3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho xây dựng nông

làm Trưởng ban.

Ban Chỉ đạo các cấp có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình, đồng thời chỉ đạo các ngành, đơn vị chuyên môn cùng cấp xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn các cơ chế chính sách liên quan đến xây dựng nông thôn mới.

Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức đội ngũ quản lý nhà nước chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; ban hành hướng dẫn chính sách phát triển nông thôn tại địa phương; áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì an ninh, ổn định xã hội và vệ sinh môi trường tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

1.3.2.4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thônmới mới

Triển khai và tổ chức thực hiện xây dựng NTM là hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

1.3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực cho xây dựng nôngthôn mới thôn mới

Con người chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống quản lý nhà nước, quyết định hiệu quả của hoạt động này. Đó là đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán

bộ quản lý nhà nước, những người trực tiếp điều hành các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ này được cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động xây dựng nông thôn mới và các hiểu biết về xây dựng nông thôn mới không chỉ có những tiêu chuẩn chung cũng như là kinh nghiệm quản lý, kiến thức chuyên môn mà cần có những kinh nghiệm thực tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có vị trí đặc biệt quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy, tạo bước chuyển mạnh mẽ về năng lực, trình độ đội ngũ này, nên cơ quan nhà nước các cấp phải thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới. Nội dung của công tác này bao gồm:

+ Từng bước xây dựng đội ngũ có đủ năng lực điều hành, năng động và sáng tạo; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ quản lý nhà nước và xây dựng nông thôn mới. + Có chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước về

xây dựng nông thôn mới thông qua chương trình đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có.

+ Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài tham gia vào đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

+ Tổ chức các lớp tập huấn nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ nhân lực phụ trách xây dựng nông thôn mới tại địa

phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)