Đặc điểm xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát về xây dựng nông thôn mới

1.2.3. Đặc điểm xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết, giúp đỡ nhau, xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.

Khi nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cần phải nhận thức rõ mục tiêu, đặc điểm, bản chất, chức năng của hoạt động xây dựng nông thôn mới. Qua đó, thấy được vai trò của xây dựng nông thôn mới trong quá trình phát triển, cũng như xác định được vai trò, nội dung của quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới. Các đặc điểm xây dựng nông thôn mới là:

Một là, tính kinh tế

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả bền vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Xây dựng nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị

trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương.

Hai là, tính văn hóa –xã hội

Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ, các giá trị truyền thống làng xã được phát huy tối đa, tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tích cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,….nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông thôn. Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Người nông dân có cuộc sống ổn định, giàu có, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và tay nghề cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống “tắt lửa, tối đèn” có nhau, tin tưởng vào sự quản lý của nhà nước, tham gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại….nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp.

Ba là, tính dân chủ

Dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất. Người dân và cộng đồng phát huy vai trò làm chủ trong quá trình giám sát, đánh giá hoạt động thực thi các dự án đầu tư tại địa phương. Các chủ thể nông thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính phủ, nhà nước, tư nhân….) có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình ra quyết định về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh

bạch, thông suốt và hiệu quả giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự “được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh và làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước. Phát huy dân chủ với tinh thần tôn trọng pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa Quy chế dân chủ ở cơ sở tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhắm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, tính phối hợp

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng góp vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Đây là công việc mới, vừa làm vừa thí điểm rút kinh nghiệm, do đó sự phối hợp giữa các ngành, Mặt trận đoàn thể, Ban chỉ đạo và Ban quản lý xã phải chặt chẽ, đồng bộ để hạn chế những thiếu sót. Căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể, lợi thế và nhu cầu thiết thực của địa phương, của người dân để chọn nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau. Phân công, phân cấp trong quản lý nhưng cần có sự chỉ đạo tập trung, liênn tục và huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị; của Ban chỉ đạo các cấp trong công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý xây dựng nông thôn mới, nhằm thúc đẩy thực hiện một cách hiệu quả.

Năm là, tính định hướng

Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, các cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân tại địa phương bàn bạc dân

chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới. Bên cạnh đó, nhà nước thực hiện thí điểm tại một số xã làm cơ sở để nhân rộng cho các xã còn lại, nhằm xây dựng thành công mô hình nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.

Sáu là, tính đa dạng

Xây dựng nông thôn mới phải huy động tổng hợp các nguồn lực: vốn cộng đồng, vốn doanh nghiệp các tổ chức tín dụng xã hội, vốn nhà nước. Vốn nhà nước chỉ đầu tư cho các công trình thiết yếu, có sức lan tỏa, tạo động lực, tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia. Huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết. Bên cạnh đó, đa dạng hình thức sở hữu, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)