Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 29 - 33)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

1.3.1. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ là quyết tâm mạnh mẽ, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong việc làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về lý luận và

thực tiễn, Nhà nước có vai trò không thể thiếu đối với hoạt động xây dựng nông thôn mới.

Vì vậy, nắm được sự cần thiết của công tác quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, xuất phát từ những lý do sau đây:

Một là, xây dựng nông thôn mới là vấn đề rộng lớn, phức tạp và mang tính lâu dài, là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái ở nông thôn; công cuộc xây dựng nông thôn mới liên quan đến nhiều bộ ngành và các địa phương, đòi hỏi phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân, do vậy nhà nước giữ vai trò điều phối, phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhằm đạt hiệu quả và các mục tiêu đề ra.

Hai là, định hướng trong đầu tư công, thực hiện các chính sách đảm bảo về an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao các mặt đời sống của người dân vùng nông thôn thông qua thực lực kinh tế nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và huy động các thành phần kinh tế khác cùng tham gia. Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu tài sản quốc gia sẽ có chức năng quản lý, phân bổ nguồn lực của đất nước, cung cấp những dịch vụ hàng hóa công mà thị trường tự do không đảm trách được, thông qua đó xóa bỏ chênh lệch giữa khu vực thành thị với nông thôn, kiểm soát và khai thác hiệu quả tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Ba là, xuất phát từthực tếquản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và những hạn chế của hoạt động xây dựng nông thôn mới hiện nay. Nhà nước can thiệp để kiểm soát xã hội nông thôn thông qua hoạch định ban hành

những cơ chế, chính sách, tạo hành lang khung pháp lý nhằm tối đa hóa phúc lợi của xã hội và hướng đến việc kích thích tăng trưởng kinh tế khu vực nông thôn, đồng thời với chuyển đổi nền tảng sản xuất của xã hội nông thôn, chăm lo thực hiện các chính sách về văn hoá, giáo dục, môi trường, y tế cho người dân vùng nông thôn.

1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cấp huyện

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là một dạng của hoạt động quản lý nhà nước, có đối tượng là hoạt động xây dựng nông thôn mới, chủ thể thực thi là hệ thống các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được trao quyền tác động quản lý thông qua các cơ chế, chính sách nhằm khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng nông thôn mới theo quan điểm, chủ trương của Đảng và mục tiêu thống nhất chung của cả nước.

Nội dung quản lý về xây dựng nông thôn mới là biểu hiện những công việc mà Nhà nước làm để thực hiện vai trò, chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế - xã hội ở nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Chính phủ, Ban Chỉ đạo và các bộ, ngành ở Trung ương đã ban hành nhiều văn bản, làm cơ sở để các tỉnh chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Theo đó, nội dung hoạt động quản lý nhà nước xây dựng nông thôn mới cấp huyện tập trung chủ yếu vào các công việc sau:

1.3.2.1.Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới

xây dựng quy hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được liên tục, thống nhất, đúng

với mục đích và yêu cầu đặt ra. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về Chương trình hành động về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới là căn cứ để các bộ, ngành và địa phương quản lý, xây dựng các chương trình hành động, xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng cho đầu tư phát triển phù hợp với điều kiện của từng khu vực, vùng miền, đảm bảo phát triển sản xuất hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Công cụ để thực hiện chức năng của nhà nước về xây dựng nông thôn mới là trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu và các dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện định hướng phát triển nhà nước cần tiến hành:

- Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động xây dựng nông thôn mới, những nhân tố trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Dự báo chiều hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Hoạch định xây dựng nông thôn mới gồm: hoạch định đường lối phát triển, hoạch định chính sách phát triển, chương trình mục tiêu và dự án để

phát triển nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới cần có kế hoạch tổng thể để dẫn đường, chỉ đạo đi đúng hướng ngay từ bước đầu, đảm bảo các công việc được triển khai thống nhất theo đúng trình tự. Mỗi địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để

xây dựng kế hoạch phát triển cho riêng mình, xác định rõ bối cảnh và các bước thực hiện để trên cơ sở đó phát triển nông thôn mới theo đúng kế hoạch đã định.

Quy hoạch là khâu đầu tiên trong quy trình xây dựng nông thôn mới, quy hoạch là bố trí, sắp xếp địa điểm, diện tích sử dụng các khu chức năng trên địa bàn xã: khu phát triển dân cư; hạ tầng KT-XH, các khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ… theo chuẩn NTM theo thông tư hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Để quy hoạch có hiệu quả cần khai thác các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời thực hiện lồng ghép giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với các quy hoạch ngành liên quan trong quá trình thực hiện, trong đó xác định những lĩnh vực, các công trình dự án cần ưu tiên đầu tư để việc xây dựng nông thôn mới theo đúng định hướng chỉ đạo và thống nhất trong cả nước.

Vấn đề đặt ra là việc lập quy hoạch phải đảm bảo trên cơ sở quan điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)