Công tác triển khai, tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 74 - 84)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

2.2.3. Công tác triển khai, tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện

sản, trong chăn nuôi; bố trí phát triển gần 1.000 ha màu (năm 2010 có 120 ha)

Các tổ chức tín dụng cho nhân dân vay vốn sản xuất mỗi năm dư nợ trên 100 tỷ đồng. Tính chung 5 năm 2011 – 2015 tổng vốn cho vay trên 550 tỷ đồng, nhờ đó nhân dân có điều kiện cơ giới 100% từ khâu làm đất – thu hoạch.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện một số cơ chế, chính sách của Trung ương, Tỉnh có những khó khăn như: lúc đầu huy động sức dân xây dựng giao thông nông thôn với tỷ lệ 30% đối với vùng nghèo, xã đặc biệt khó khăn là quá sức; việc liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhân dân còn chưa chặt chẽ, chưa tạo thành chuỗi giá trị sản xuất bảo đảm cho người sản xuất được ổn định.

2.2.3. Công tác triển khai, tuyên truyền, vận động và tổ chức thựchiện hiện

Công tác tuyên truyền được xác định là một trong những khâu quan trọng trong xây dựng thành công xã nông thôn mới. Từ đó, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành, phối hợp với đoàn thể các cấp tập trung tuyên truyền, vận động, triển khai quán triệt trong nội bộ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và tuyên truyền sâu rộng ra quần chúng nhân dân bằng các hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp; đặc biệt thông qua các cuộc hội nghị triển khai, họp chi bộ, sinh hoạt các chi, tổ hội đoàn thể, tổ nhân dân tự quản, các lễ, hội, các hoạt động văn hóa-văn nghệ để lồng ghép. Ban chỉ đạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy xây dựng 1 bộ tài liệu (dưới dạng hỏi – đáp) về tuyên truyền nông thôn mới để nhân dân học tập. Kết quả đã tổ chức được 310 cuộc/9.320 lượt người dự, lắp đặt 31 pano tuyên truyền trên địa bàn với những nội dung: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,

toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; 8 pano, 10 bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho 5 xã. Qua đó, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được mục đích việc xây dựng nông thôn mới là để nâng cao đời sống vật chất – tinh thần của cư dân nông thôn, ra sức thực hiện khá tốt các tiêu chí trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại địa bàn dân cư như: tham gia làm cầu, đóng góp tiền, vật kiến trúc, sửa sang lại nơi ăn ở, chỗ ở từng bước theo quy hoạch, tăng gia sản xuất nâng cao đời sống,…

Uỷ ban MTTQ 2 cấp với vai trò là nòng cốt trong các phong trào xác định công tác tuyên truyền là quan trọng Ủy ban MTTQ 2 cấp đã phối hợp với các ngành triển khai với nhiều hình thức, lồng ghép các cuộc sinh hoạt tổ nhân dân tự quản, các cuộc tiếp xúc cử tri, sinh hoạt định kỳ ban công tác mặt trận theo tài liệu do Ban Tuyên giáo biên soạn đã chọn ra những nội dung súc tích dễ hiểu nên công tác tuyên truyền có thuận lợi, đã phối hợp triển khai với nhiều hình thức như: lồng ghép các chương trình, các nội dung của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Cán bộ mặt trận, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã tích cực tham gia tuyên truyền các kế hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới trong đoàn, hội viên và quần chúng nhân đã phối hợp với xã tuyên truyền bằng nhiều hình thức kết quả có 1.272 cuộc với 28.971 lượt đoàn hội viên và quần chúng tiếp thu. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với Đảng uỷ, UBND xã Vĩnh Điều xây dựng bản đăng ký gồm 11 nội dung tiêu chí mà hộ gia đình phải tham gia thực hiện trong xây dựng nông thôn mới đã in và phát động cho 100% hộ dân trên địa bàn xã điểm Vĩnh Điều đăng ký thực hiện. Cụ thể

Đoàn Thanh niên: Ban hành Kế hoạch số 86-KH/HĐ, ngày 02/08/2013 của BTV Huyện đoàn về việc tuổi trẻ Giang Thành chung tay xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020, phối hợp tuyên truyền mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thông mới đến cán bộ đoàn, hội viên, hội liên hiệp thanh niên, có 5/5 BCH xã đoàn đều xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 03 của Tỉnh uỷ, Kế hoạch số 70 của Huyện uỷ về nâng cao sự lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng ở nông thôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Tổ chức sân chơi chung tay xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp xã thu hút trên 800 lượt đoàn viên thanh niên và bà con đến xem cổ vũ,

- Hội Cựu chiến binh: Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai cho hội viên Cựu chiến binh tham gia xây dựng giao thông nông thôn, hệ thống kênh

mương do xã quản lý và các công trình phúc lợi khác, mạnh dạn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương đảm nhiệm thi công các công trình hạ tầng đơn giản ở nông thôn. Tham gia vận động thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở gắn với vận động các nguồn lực triển khai xây cất 8 căn nhà tình nghĩa, 22 căn nhà đồng đội và theo các chương trình khác xoá 12 hộ nghèo là hội viên Cựu chiến binh.

- Hội Liên hiệp Phụ nữ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ hội viên phụ nữ về nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, trong cán bộ hội chủ

chốt các xã và tổ chức tuyên truyền ra hội viên và quần chúng phụ nữ, lồng ghép với các đề án, chương trình chỉ đạo của tỉnh hội như tuyên truyền pháp luật, phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, nước sạch vệ sinh môi trường, mô hình 5 không 3 sạch.

- Hội Nông dân: Thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền giáo dục, quán triệt sâu sắc trong nội bộ cán bộ, hội viên nông dân về chủ trương,

nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là các Nghị quyết, quyết định, kế hoạch về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; các chủ trương, kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới, giúp nông dân hiểu biết 19

tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đi đôi với phát động trào thi đua “Dân vận khéo” trong đoàn, hội viên nông dân bằng nhiều hình thức.[18, tr.5-6]

2.2.4. Quản lý về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nguồn lực và đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội

- Quản lý về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chủ trương của huyện là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chú trọng phát triển thương mại - dịch vụ, kinh tế biên mậu; giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, xóa nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong đó chú trọng “Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới”. Vì vậy, trong 5 năm qua, huyện tập trung đẩy mạnh khai thác tốt các tiềm năng lợi thế về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi trên cơ sở khai hoang, chuyển đổi nâng diện tích sản xuất lúa từ 23.000 – 24.000 ha (năm 2010) lên 29.500 ha (năm 2015); với sản lượng từ 283.373 tấn lên 368.767 tấn (tăng 130%); bố trí thêm được vụ 3 sản xuất lúa diện tích 8.700 ha, trồng màu vụ Xuân hè tăng từ 120 ha lên 888 ha.

Trong chăn nuôi: tổ chức tập huấn hướng dẫn nông dân xây dựng một số mô hình chăn nuôi theo hướng vỗ béo gắn với tổ hợp tác, nhờ vậy tổng đàn gia súc tuy không tăng nhưng vẫn duy trì ở mức cao, toàn huyện hiện hơn có 7.400con, gia cầm biến động từ 170.000 – 214.000 con.

Trong nuôi trồng thủy sản hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua một số mô hình: quảng canh cải tiến, tôm – cá, tôm – cua,… nhờ đó năng suất tăng từ 0,12 tấn – 0,14 tấn/ha lên 0,25 tấn – 0,35 tấn/ha; riêng diện tích nuôi thâm canh - bán thâm canh trong dân từ không có nay lên 35 ha.

Thực hiện rà soát bổ sung quy hoạch sử dụng đất, nuôi trồng thủy sản, giao thông nông thôn, điện, giáo dục đến năm 2020; xây dựng 01 đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng 2 lúa – 1 màu giai đoạn (2014-2018); xây dựng kế hoạch phát triển cánh đồng lớn gắn với hệ thống thủy lợi (bờ bao, trạm bơm điện) ở một số tiểu vùng 3 xã Vĩnh Phú, Vĩnh Điều, Tân Khánh Hòa theo chủ trương của UBND tỉnh. Nhìn chung, việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch cũng như các đề án, kế hoạch thực hiện cơ bản phù hợp với thực tiễn so với giai đoạn 2010-2015, nếu thực hiện tốt bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Mở nhiều lớp dạy nghề nông thôn tạo thuận lợi phát triển thương mại – dịch vụ; sản xuất tiểu thủ công nghiệp,… Nhờ đó giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12,35% (năm 2010) xuống còn 5,58% (năm 2014), tuy nhiên theo chuẩn hộ nghèo mới thì năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo là 25,43 tăng so với năm 2010 là 13,08%; nâng mức thu nhập bình quân đầu người từ 21,48 triệu (năm 2011) lên 36 triệu (năm 2015); tỷ lệ nước sạch hợp vệ sinh, điện đều tăng. Xây dựng được các mô hình "cánh đồng mẫu lớn theo hướng VietGAP" gắn với hợp tác xã, tổ hợp tác và bao tiêu sản phẩm; cơ cấu lại lịch thời vụ theo hướng: 2 lúa – 1 màu bước đầu có hiệu quả nên diện tích, sản lượng đều tăng qua các năm.

Tuy nhiên, công tác phát triển sản xuất còn một số hạn chế, cụ thể như: hiệu quả sản xuất sau chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người dân còn thấp do thực hiện quy trình sản xuất không đầy đủ. Việc thu hút các nguồn vốn từ khu vực tư nhân để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập gặp nhiều khó khăn. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hoạt động không hiệu quả, năng lực, trình độ của cán bộ hợp tác xã còn hạn chế, nguồn kinh phí cho hoạt động của hợp tác xã hạn hẹp dẫn đến việc thực hiện các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao. Khó khăn lớn hiện nay là

tình hình biến đổi khí hậu thực tế đã gây thiệt hại lớn trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng (2014-2015 thiệt hại do hạn – mặn trên 2.000 ha) nhiều diện tích màu bị mất trắng (bắp 20/20 ha, mè 50ha/450ha); tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã khó trong khi đó trên địa bàn huyện không có doanh nghiệp liên kết để bảo đảm đầu ra sản phẩm cho nông dân, vì vậy việc chỉ đạo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi luôn bị động.

- Về quản lý về nguồn lực

Trong các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM, nguồn nhân lực và vật lực là hai nguồn lực quan trọng nhất góp phần đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình xây dựng NTM. Trước hết, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt nhằm đáp ứng cho quá trình xây dựng NTM. Xác định được vấn đề này, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tốt cho chương trình xây dựng NTM. Đây là chủ trương đúng, đáp ứng nguyện vọng của bà con nhân dân, bởi thông qua đào tạo giúp người lao động có thêm kiến thức, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Xây dựng NTM cũng là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, lao động nông thôn phải trở thành công nhân trên chính quê hương của mình. Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ, trong 05 năm qua, toàn huyện đã đào tạo nghề cho 1.284 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25,96%, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 90%. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện không chỉ là việc nâng cao chất lượng lao động mà còn giúp cho người lao động có thể dễ dàng tiếp cận và chuyển đổi nghề nghiệp mới, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất [8, tr.11].

Nguồn lực tài chính cũng là một nội dung quan trọng trong những nguồn lực phục vụ xây dựng NTM. Tổng vốn huy động từ ngân sách Trung ương, ngân sách Tỉnh, Huyện, xã; vốn lồng ghép các chương trình, dự án; tín

dụng; đầu tư của doanh nghiệp, đóng góp của người dân và quốc tế qua hơn 4 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới (từ năm 2011 đến cuối năm 2015) là 352,602 tỷ đồng. Trong đó:

+ Nguồn lực trực tiếp từ ngân sách nhà nước là: 11.720.000.000 đồng. + Vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác: 119.558.000.000 đồng. + Vốn ngân sách địa phương: 119.350.000.000 đồng.

+ Vốn vay tín dụng ưu đãi: 15.200.000.000 đồng.

+ Vốn nhân dân đóng góp, huy động khác: 9.553.000.000 đồng và hiến 1000 m2 đất xây dựng trường học và nhiều công trình khác (cầu, đường,

trường học trị giá hàng tỷ đồng).

+ Nguồn khác: 77.221.000.000 đồng.

Tuy nhiên, về cơ bản, nguồn vốn để xây dựng NTM được huy động còn hạn chế, công tác giải ngân còn chậm. Qua quá trình tổng hợp của các xã cho thấy, nguồn vốn chủ yếu thực hiện xây dựng NTM vẫn là các nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia của các cấp; trong khi đó, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và nguồn vốn do nhân dân đóng góp trực tiếp còn rất hạn chế [5, tr.6].

- Công tác quản lý về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội thiết yếu

Cơ sở hạ tầng thiết yếu được hiểu là các công trình hạ tầng có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân, bao gồm: hệ thống đường giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống lưới điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu chính – viễn thông, nhà ở dân cư...Qua 5 năm thực hiện xây dựng NTM, diện mạo nông thôn Giang Thành nói chung và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu nói riêng đã có nhiều thay đổi, từng bước đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Năm năm qua huyện có nhiều cố gắng tập trung tranh thủ các nguồn lực, nguồn vốn thuộc nhiều chương trình mục tiêu của trung ương, của tỉnh

đầu tư hạ tầng, nhất là giao thông, điện, thủy lợi, trường học, nhà ở dân cư,… Năm 2010, giao thông nông thôn hầu như chưa có các công trình được cứng hóa, tỷ lệ hộ sử dụng điện có 72,4%; tỷ lệ nhà ở xiêu vẹo, tạm bợ chiếm tỷ trọng trên 50%. Đến năm 2015, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hóa đạt trên 35%, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 95%, nạo vét 371km kênh mương thủy lợi bảo đảm cho phát triển sản xuất; có 4/15 trường đạt chuẩn quốc gia; có hơn 87% nhà ở đảm bảo 3 cứng; các chợ xã được nâng cấp bảo đảm kinh doanh cho nhân dân; nước sạch hợp vệ sinh nâng lên từ 36 lên 41%,… Nhờ đó sản xuất và đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi ngày khang trang hơn. Cụ thể:

Về hệ thống đường giao thông nông thôn: toàn huyện đã huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư làm mới, cải tạo, nâng ấp đường giao thông nông thôn: bê tông hóa được 21,58km đường trục thôn, liên thôn; 53,23km đường trục xã, liên xã, đạt 34,96%. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng phát triển lộ giao thông nông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội huyện nói chung. Do nguồn vốn phân bổ cho đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho địa phương chưa đáp ứng; hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 74 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)