Những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 53)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

1.4.3. Những bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông

nông thôn mới có thể vận dung cho huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

Một là, xây dựng nông thôn mới là Chương trình tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Vì vậy, để thực hiện có kết quả phải có quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp có tính quyết định; Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng thành viên, tăng cường công tác phối hợp giữa BCĐ với các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Hai là, phải coi trọng công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ ở cơ sở. Vì giai đoạn đầu khi xây dựng nông

thôn mới, đội ngũ cán bộ lúng túng vì chưa được trang bị kiến thức về nội dung, trình tự, các bước tiến hành, phương pháp xây dựng đế án, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản…Đội ngũ cán bộ này cần phải được tập huấn bồi dưỡng. Bên cạnh đó, địa phương phải có chính sách thu hút đãi ngộ nhân tài, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng đáp ứng nhu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong, thái độ làm việc và trách nhiệm hoàn thành công vụ.

Ba là, xây dựng hệ thống các quy định của các cấp phải thống nhất, đồng bộ, ít thay đổi, cụ thể, rõ ràng, phù hợp tình hình thực tế. Bộ máy quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới phải hoạt động hiệu quả trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình khai thác và sử dụng các nguồn lực triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; vai trò giám sát của cộng đồng với các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản để kịp thời phát hiện những thiếu sót cũng như những hạn chế trong qúa trình triển khai xây dựng các tiêu chí nông thôn mới.

Năm là, quán triệt phương châm không làm thay, tạo sức mạnh tại chỗ, xác định dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, lấy nền tảng sức dân là cơ bản, các ngành hỗ trợ, định hướng giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Sáu là, vận dụng linh hoạt có hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân.

Tiểu kết chương 1

Xây dựng nông thôn mới hiện nay là việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện, hài hòa giữa kinh tế và xã hội tại khu vực nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020. Để thực hiện được mục tiêu trên, công tác quản lý nhà nước giữ vai trò quan trọng quyết định đến tiến độ, hiệu quá triển khai các hoạt động liên quan đến Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình MTQG của Chính phủ về xây dựng nông thôn mới là cơ sở pháp lý, tạo nền tảng tiền đề để các địa phương trong cả nước nói chung và Giang Thành nói riêng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Từ cơ sở lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước về xây nông thôn sẽ giúp cho huyện thấy được những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, qua đó đề ra những giải pháp có tính khả thi, những kiến nghị làm tốt hơn việc xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Khái quát ề h yện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Giang Thành là một huyện trẻ thuộc tỉnh Kiên Giang (trước đó là tỉnh Rạch Giá). Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 29/6/2009 của Chính phủ Việt Nam [20] .

Phía Bắc giáp nước bạn Campuchia, phía Nam giáp huyện Kiên Lương, phía Tây và Tây - Nam giáp thị xã Hà tiên, phía Đông giáp huyện Hòn Đất và tỉnh An Giang.

Tổng diện tích tự nhiên 41.284,35 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 38.484,39 ha.

Đất chuyên dùng 2.211,27 ha. Đất ở 214,24 ha.

Toàn huyện có 29 ấp được chia thành 5 xã (5 đơn vị hành chính, không có thị trấn) bao gồm xã Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều và xã Vĩnh Phú. Tất cả 5 xã này đều là xã biên giới thuộc chương trình 135 của Chính phủ.

Phía bắc của huyện giáp Campuchia có đường biên giới dài 42,8 km, với một cửa khẩu quốc gia Giang Thành và 4 đường tiểu ngạch. Vì vậy, Giang Thành có vị trí quan trọng về anh ninh quốc phòng, có điều kiện mở rộng giao lưu với bên ngoài như tỉnh An Giang và phát triển kinh tế cửa khẩu, tăng cường hợp tác với các trung tâm công nghiệp và đô thị như Hà Tiên, Kiên Lương. Tuy nhiên, Giang Thành cũng có các hạn chế của một huyện mới thành lập ở vùng sâu, vùng biên giới xa trung tâm tỉnh (cách trung tâm

tỉnh 120km) với cơ sở hạ tầng kết nối ra bên ngoài còn rất yếu nên sức hút đầu tư trong những năm trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Kinh tế

Giai đoạn 05 năm 2010-2015, kinh tế của huyện duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,20% (giai đoạn 5 năm 2010 – 2015); GDP bình quân đầu người đạt trên 36 triệu đồng, tương đương 1.690 USD. Trong cơ cấu kinh tế tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản chiếm 73,6%, thương mại - dịch vụ 18,5%, công nghiệp - xây dựng 7,9% [8, tr .5].

* Nông nghiệp

Cây trồng chính trên địa bàn huyện là cây lúa, đất trồng lúa chiếm tới 96,60% diện tích đất cây hàng năm và 93,94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các cây trồng cạn chính như: bắp, dưa các loại, mè, đậu các loại, cây ăn quả, khoai,... tuy nhiên, diện tích các loại cây trồng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, trình độ thâm canh và mức độ ổn định còn thấp hơn nhiều so với sản xuất lúa.

- Chăn nuôi: doảnh hưởng của lũ, mặn, phèn, điều kiện mặt bằng cho chăn nuôi ít thuận lợi và xa thị trường tiêu thụ lớn, nên ngành chăn nuôi ở huyện phát triển chậm, chủ yếu nuôi theo nông hộ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện, những năm gần đây do ảnh hưởng biến động giá cả nên có biểu hiện suy giảm.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản: nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện nên được quan tâm phát triển, đối tượng chính là tôm nước mặn – lợ. Phát triển chủ yếu dưới hai hình

thức: nuôi thâm canh – bán thân canh và nuôi quảng canh.

- Kinh tế hợp tác phát triển chậm, toàn huyện chỉ có 02 hợp tác xã về sản xuất nông nghiệp, 26 tổ hợp tác.

Nhìn chung, các tổ hợp tác, hợp tác xã của huyện hoạt động còn yếu, đơn điệu, chỉ mới thực hiện một số khâu dịch vụ đầu vào, hợp tác về khâu gieo sạ đồng loạt, bớm tưới, làm đất, thu hoạch và phổ biến một số ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (thông qua các lớp tập huấn của ngành chuyên môn).

- Toàn huyện chỉ có 04 trang trại về chăn nuôi; các trang trại đều có quy mô nhỏ, vốn ít, mức độ cơ giới hóa không vượt trội so với nông hộ, bình quân lao động thường xuyên thấp, chủ yếu là lao động trong gia đình của chủ trang trại, chỉ còn mang tính hình thức.

2.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội* Dân số và lao động * Dân số và lao động

- Toàn huyện có 28.948 nhân khẩu, 7.400 hộ, trong đó có 90% hộ nông nghiệp, mật độ dân số bình quân 70,12 người/km2, thấp nhất trong các huyện, thị ở tỉnh Kiên Giang. Mật độ dân số cao nhất tại xã Tân Khánh Hòa (112

người/Km2), thấp nhất là xã Vĩnh Phú (48,87 người/Km2) (tính đến 31/12/2015).

- Trong thời gian qua biến động dân số cơ học huyện Giang Thành theo hướng “nhập cư” ngày càng tăng. Tuy nhiên, một lượng đáng kể lao động trên địa bàn huyện cũng “xuất cư” ra khỏi địa bàn đến các trung tâm đô thị, công nghiệp tại Đông Nam Bộ và một số tỉnh thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Lao động trong độ tuổi: 19.270 người, chiếm 66,56% dân số. Trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp 14.370 người chiếm 74,57%, thủy sản 884 người chiếm 4,58%; phi nông nghiệp 4016 người chiếm 20,85%.

- Lực lượng lao động đa phần là người cần cù chịu khó, có ý thức tích lũy kiến thức cho phát triển kinh tế gia đình, nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm cụ thể vào năm 2010 chiếm 10%, năm 2015 28,36%. Tuy nhiên, ngành nghề nông thôn của huyện rất hạn chế, cơ bản chỉ có nghề đan đệm

bàng trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có, tạo việc làm vào thời gian nhàn rỗi của nông dân góp phần tăng thu nhập cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn.

* Dân tộc và Tôn giáo

- Dân tộc Kinh : 22.746 người, chiếm tỷ lệ ..%; - Dân tộc Khmer : 6.138 người, chiếm tỷ lệ 21,2% - Dân tộc Hoa : 54 người, chiếm ..%.

-Dân tộc khác : 10 người, chiếm ..%

Các dân tộc đều đã định cư lâu đời tại xã. Người Kinh và Khmer chủ yếu sống bằng nghề nông, số ít buôn bán hoặc làm tiểu thủ công nghiệp. Người Hoa chủ yếu sống bằng nghề buôn bán tạp hóa. Đồng bào Kinh, Khmer, Hoa cư trú xen kẽ với nhau trong cộng đồng ở các xóm thôn, không có khu vực cư trú riêng biệt. Đặc điểm cư trú này đã tạo nên sự giao thoa văn hóa phi vật thể và văn hóa đời sống giữa 3 dân tộc trên địa bàn huyện bao đời nay. Đây là một đặc trưng cần được nhìn nhận nghiêm túc và có chủ trương, giải pháp thích hợp cho thời gian tới trong giai đoạn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, phát huy bản sắc dân tộc trong một địa bàn đa dân tộc.

Dân tộc Kinh chiếm đa số trong dân số của huyện, tuy nhiên dân tộc khmer chiếm cao đứng hàng thứ hai của tỉnh, họ chủ yếu làm nông nghiệp. Người Khmer cần cù lao động, tính đoàn kết tương trợ cao, gắn bó với ruộng vườn, đời sống tâm linh gắn bó với Phật giáo Nam tông và chùa chiền. Hàng

năm, cộng đồng Khmer có nhiều lễ hội và đều được đông đảo bà con nhiệt tình tham gia, làm cho lễ hội mang tính quần chúng rộng rãi.

Đặc điểm của đồng bào dân tộc Khmer theo đạo Phật hệ phái Nam tông và có quan hệ huyết thống, thân tộc với nhân dân nước bạn Campuchia nên thường bị tác động và ảnh hưởng bởi tình hình chính trị ở Campuchia.

Trên địa bàn huyện, Phật giáo là tôn giáo chính và tồn tại ở đây từ lâu, trong đó hệ phái Nam tông có 3 chùa với tính đồ đa số là đồng bào dân tộc Khmer. Phật giáo hệ phái Bắc tông có 02 chùa.

* Giáo dục và đào tạo: Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư (có 4/16 trường đạt chuẩn quốc gia), đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa 100%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH, đậu cao đẳng, đại học đều tăng và ở mức cao (năm 2015,

tốt nghiệp THPT đạt 100%. Có 106/142 học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng trong đó đại học 70 em đạt 49,3%, cao đẳng 36 em đạt 25,3%.). Giữ vững chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục-xóa mù chữ, công nhận hoàn thành phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Năm 2012, huyện thành lập Trung tâm giáo dục thường xuyên bước đầu liên kết với các trường tổ chức mở lớp đại học và dạy nghề.

* Về y tế: Do huyện mới thành lập, nên cơ sở vật chất và nguồn lực còn hạn chế, chưa có bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện được xây dựng tạm và thực hiện luôn chức năng khám và điều trị bệnh với 11 bác sĩ và 40 giường bệnh, huyện có 3/5 trạm y tế được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Song công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đạt được nhiều kết quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân.[8]

* Những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội

Môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn để thu hút đầu tư, sự chuyển dịch cơ cấu và quá trình phát triển kinh tế tuy đúng hướng nhưng còn chưa vững chắc; thương mại-dịch vụ, công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ

cấu kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp nhỏ, ít vốn, ít lao động. Một số lĩnh vực có tiềm năng thế mạnh như nông nghiệp, kinh tế biên mậu,... được khai thác và phát triển chưa tương xứng. Xây dựng Nông thôn mới thực hiện còn khó khăn, lúng túng từ khâu quy hoạch, xây dựng đề án đến triển khai thực hiện.

Vốn đầu tư cho giáo dục, y tế còn hạn chế; chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nâng lên chưa nhiều. Các thiết chế văn hóa chậm được đầu tư (huyện chưa có nhà văn hóa, sân vận động, thư viện, công viện...); phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển yếu. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn ở mức cao; giảm nghèo chưa triệt để, dễ phát sinh mới và tái nghèo; mặt bằng dân trí, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống nhân dân hiệu quả chưa cao[8,tr.15].

2.2. Thự trạng xây dựng nông thôn mới tại h yện Giang Thành

Nhận thức vị trí, vai trò của xây dựng “nông thôn mới” trong tiến trình xây dựng và bảo vệ huyện, ngay sau khi tỉnh phát động phong trào, huyện Giang Thành nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, thực hiện ngay các kế hoạch tuyên truyền, vận động đến từng thôn để người dân đóng góp ý kiến và cùng tham gia. Huyện nhanh chóng chỉ đạo việc thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã; đồng thời vận động tất cả các tổ chức đoàn thể trên địa bàn vào cuộc vì mục tiêu chung. UBND huyện Giang Thành đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”, tạo phong trào thi đua rộng khắp giữa các thôn giữa các xã trong toàn huyện.

2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Nhà nước thống nhất quản lý công tác xây dựng nông thôn mới, nhưng có sự phân cấp theo ngành và theo lãnh thổ. Áp dụng các nguyên tắc phân cấp

hành chính Việt Nam và các quy định về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp huyện, quy định về chức năng nhiệm vụ của phòng ban quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan giúp việc của Ban chỉ đạo chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)