1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới
1.3.2.6. Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mớ
Tuyên truyền, vận động là yêu cầu cần thiết để đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu phương pháp, cách làm xây dựng nông thôn mới, từ đó tự giác, chủ động
tham gia với nhà nước. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, phức tạp lần đầu tiên được thực hiện ở nước ta, do vậy các cấp ủy Đảng, chính quyền phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia. Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nóng thôn mới”, nhiều bộ, ngành và tỉnh, thành đã hưởng ứng, cụ thể hóa thành phong trào thi đua ở đơn vị, địa phương có tác động rất lớn đến sự quan tâm, hỗ trợ các nguồn lực và động viên tinh thần của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn. Ban Chỉ đạo các cấp đã chủ động biên tập các quyển sổ tay hướng dẫn, tài liệu hỏi đáp tập huấn, tuyên truyền đến các cấp, các ngành và người dân. Các báo, đài tăng cường đưa các tin bài, phóng sự, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phố biến các hoạt động của chương trình. Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các cuộc vận động, phong trào gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền, vận động giúp cán bộ, nhân dân nhận thức đúng đắn về chương trình, từ đó thay đổi nếp nghĩ, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để biến chương trình thành phong trào rộng lớn trong cả nước.
1.3.2.7. Kiểm tra, giám sát và tổng kết xây dựng nông thôn mới
Kiểm tra, giám sát là chức năng cơ bản và quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, trong đó có quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Quản lý nhà nước đối với nội dung này chính là việc các ban chỉ đạo, cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát để đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của đường lối, chủ trương, chính sách đề ra. Nếu thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, sẽ giúp phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và kịp thời đề xuất biện pháp để điều chỉnh, sửa chữa những sai sót xây dựng nông thôn mới theo
chương trình, kế hoạch. Kiểm tra, giám sát thường xuyên còn giúp tránh việc xu hướng các địa phương chạy theo bệnh thành tích, nôn nóng, làm vội, làm ẩu hoặc đề ra nhiệm vụ, chỉ tiêu vượt quá khả năng, không phù hợp với lộ trình phấn đấu [13, tr.24].
Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới cần tiến hành:
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới.
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước. - Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Kiểm tra, giám sát công tác quy hoạch.
- Kiểm tra, giám sát về kinh tế và tổ chức sản xuất.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
1.4 Kinh nghiệm q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới trên thế giới à một số địa phương trong nướ
1.4.1. Trên thế giới
1.4.1.1. Trung Quốc
Từ đầu năm 2010, Trung Quốc chỉ đạo xây dựng 10 làng mẫu, những làng đầu tiên có thiết kế kiến trúc “thô cứng”, đường thẳng tắp, dân cư chia thành các ô bàn cờ vuông vức, kiến trúc các nhà dân theo một số kiểu giống nhau, ít cây xanh và không gian cảnh quan công cộng xen kẽ. Do đó nó giống phố hơn làng. Những làng xây dựng về sau có tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp nên quy hoạch kiến trúc cảnh quan giống resort hơn. Bất kể làng mới nào cũng có điểm nổi bật là: Hạ tầng công cộng rất đầy đủ và hiện đại, nhất là đường sá, trụ sở, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, dịch vụ.
Vai trò nhà nước thể hiện ở chỗ chỉ đạo xây dựng chương trình quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch: tập trung dân cư vào khu vực có phong thủy tốt, hỗ trợ đầu tư hạ tầng công cộng; nhà nước cấp đất để dân xây dựng nhà ở, chi phí xây dựng do người dân tự lo nhưng phải xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc; mỗi hương, xã đều có ít nhất 2-3 kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư của Nhà nước ở tại đó đã hướng dẫn và giám sát xây dựng. Do đó các làng mới đều rất đẹp, không chỉ hiện đại, văn minh mà vẫn mang đầy đủ bản sắc nông thôn. Các làng mẫu của Trung Quốc đã đón hàng chục triệu khách trong nước và quốc tế đến tham quan học tập. Hình ảnh những làng mới như vậy đối nghịch rất nhiều với những làng “cũ” chưa làm NTM. Chính quyền Trung Quốc cho biết: Họ xây dựng mô hình làng mới đó để thay đổi tư duy cho người Trung Quốc, rằng: NTM là phải như thế và có thể làm được. Nơi có điều kiện, cán bộ giỏi thì có thể hoàn thành trong 5-7 năm. Nơi kém thì có thể sau 50 năm cũng không sao cả. Tuy nhiên đến nay đã hình thành hàng chục ngàn làng mới và rất nhiều làng còn đẹp hơn các làng mẫu ban đầu.
- Chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Chính phủ Trung Quốc xác định: Xây dựng NTM là công trình thế kỷ, liên
quan đến lợi ích của gần 1 tỷ nông dân, phạm vi xây dựng rộng, nội dung thực hiện lớn, lại tiến hành trong tình hình nguồn tài chính quốc gia trợ cấp không thể đủ nên việc phải làm thế nào để các tầng lớp xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp công - thương thấy được lợi ích từ phong trào này mà tham gia đầu tư, tài trợ mạnh mẽ, thì khi đó xây dựng NTM mới có thể thành công. Mặt khác một trong những nhiệm vụ quan trọng của xây dựng NTM là phải phát triển, hiện đại hóa nông nghiệp. Ngoài việc hiện đại hóa hạ tầng sản xuất như: thủy lợi, đường sá, thông tin, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường…thì cần phải chuyên môn hóa, thâm canh cho các sản phẩm chủ lực của địa phương, gắn kết được thị trường trong nước và quốc tế…thì mới có điều kiện tăng sức
cạnh tranh của nông sản và tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Chính vì vậy mà việc đưa doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này là có ý nghĩa vô cùng quan trọng và chính phủ Trung Quốc đã có một loạt các chính sách để thúc đẩy thu hút doanh nghiệp đầu tư. Trong đó phải kể đến một số giải pháp như: Truyền thông rộng rãi cho các tầng lớp và giới doanh nghiệp công thương thấy rõ cơ hội và lợi ích khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng NTM. Từ định hướng đó, với các chính sách cụ thể kèm theo đã giúp các doanh nghiệp tính toán xác định lĩnh vực, ngành nghề đầu tư trên cơ sở tính toán chi phí cơ hội và lợi thế. Thực hiện chủ trương “sản nghiệp hóa nông nghiệp”. “Sản nghiệp hóa nông nghiệp” được giải thích là: Lấy thị trường trong và ngoài nước làm hướng đi, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy doanh nghiệp đầu tàu làm chỗ dựa, lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm. Trong thực tế là chuyển dịch đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tập trung chuyên môn hóa vào các nghề trụ cột và sản phẩm chủ đạo của nông nghiệp địa phương. Thực hiện nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với thị trường bằng sản xuất theo chuỗi giá trị: Từ sản xuất - cung ứng - tiêu thụ…các khâu trước - trong và sau của quá trình sản xuất trở thành một hệ thống kết nối chặt chẽ. Chính phủ cũng thực hiện giao đất cho nông dân (năm 2010) và nông dân có quyền được nhượng lại hoặc cho doanh nghiệp thuê sản xuất, giá cả do Nhà nước quy định sàn. Nông dân sau khi nhượng hoặc cho doanh nghiệp thuê vẫn có thể trở thành lao động làm thuê cho doanh nghiệp. Dùng lợi ích thiết thực để khuyến khích thu hút các doanh nghiệp công thương và cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng NTM. Trước hết là chính sách thuế: Chính phủ vẫn thực hiện tăng thu thuế nói chung đối với doanh nghiệp nhưng lại giảm rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và xây dựng nông thôn. Ví dụ, thuế thu năm 2005 tăng so với 2004 là 20% nhưng 99% số thuế thu được là do các doanh nghiệp phi nông nghiệp đóng góp. Chính phủ miễn
giảm thuế VAT cho doanh nghiệp chuyên sản xuất ra thuốc trừ sâu sinh học, phân hữu cơ. Các doanh nghiệp hợp tác với nông dân, hợp tác xã chế biến hàng nông sản được miễn thuế thu nhập. Về các chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tùy theo chính sách ngành nghề sẽ được hỗ trợ đầu tư hạ tầng thích hợp. Nhiều nơi mức hỗ trợ cải tạo đồng ruộng, xây dựng giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, nhà lưới, nhà kính, xử lý ô nhiễm môi trường tới 20-25% tổng chi phí. Ngoài ra những doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực nghèo, khó khăn, xa đô thị mà ở đó hệ thống hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc còn thiếu thốn thì còn được hưởng mức hỗ trợ lớn hơn. Chính phủ có chính sách mua sản phẩm của các doanh nghiệp nông nghiệp (tất nhiên là có tỷ lệ quy định với từng loại doanh nghiệp, loại sản phẩm và các vùng khác nhau), giải pháp này chủ yếu là áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, để tạo chỗ dựa cho họ đứng vững hơn trước những rủi ro của thiên tai và thị trường. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp xây dựng NTM được truyền thông quảng cáo miễn một phần hoặc toàn bộ chi phí, coi đó như một khoản để đầu tư trở lại cho nông nghiệp nông thôn. Đây là 1 khoản chi phí không nhỏ trong điều kiện cạnh tranh (doanh nghiệp buộc phải quảng cáo sản phẩm và thương hiệu của mình). Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được hưởng nhiều chính sách ưu tiên, nhưng trong một số trường hợp vẫn phải thực hiện “đấu thầu”. Các địa phương đều thực hiện ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp có nhiều lợi thế về mặt kỹ thuật, tài chính, thị trường, có phương án kinh doanh tốt (gọi là ưu tiên doanh nghiệp đầu rồng). Đồng thời chính phủ cũng đưa ra điều kiện bắt buộc: nếu doanh nghiệp muốn tham gia vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM thì phải đầu tư vào thị trường chứng khoán để đảm bảo nguồn huy động vốn của doanh nghiệp. Với các chính sách như vậy, nông nghiệp nông thôn Trung Quốc đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư. Đó là yếu tố
quyết định làm thay đổi lớn năng lực cạnh tranh quốc tế của nhiều mặt hàng nông sản, đồng thời là yếu tố quan trọng tác động làm thay đổi diện mạo nông thôn Trung Quốc.
1.4.1.2. Hàn Quốc
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo.
Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói, đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng. Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Chính phủ đã hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổng kết thành 6 bài học lớn.
Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn - phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”. Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định
thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1 tấn sắt thép. Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới, dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án.
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập. Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới, khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa. Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến và tiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sản xuất. Từ năm 1972 đến năm 1977, thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần.
Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học trong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng.
Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám sát công trình.
Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chọn. Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự
phát triển của HTX hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác. Trong vòng 10 năm, doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won.
Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân. Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấn cán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủ đất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ