Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 86 - 88)

1 Q ản lý nhà nướ ề xây dựng nông thôn mới

2.3. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Giang

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

Chương trình xây dựng NTM được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, nhất là trong việc định hướng, đề ra các mục tiêu, giải pháp triển khai thực hiện ngay từ ban đầu. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới các cấp được thành lập từ huyện đến ấp và không ngừng được kiện toàn, củng cố với những nhiệm vụ cụ thể được phân công cho từng thành viên là yếu tố quan trọng giúp thực hiện chương trình được chủ động hơn. Công tác tuyên truyền, vận động được quan tâm chỉ đạo, nhận thức trong cán bộ, đảng viên và người dân được nâng lên về mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới. Ở các xã, nội dung xây dựng nông thôn mới đã được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ, để tổ chức thực hiện và được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới được quản lý và chỉ đạo thực hiện theo các bước quy trình hướng dẫn, tất cả các xã đã hoàn thành xong đề án quy hoạch. Cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn đang chuyển dịch đúng hướng. Mục tiêu quan trọng nhất là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân đã được thể hiện ngày càng rõ, trên cơ sở áp dụng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với quy hoạch và phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ. Đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại các xã được cải thiện. Năm 2015, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt gần 2.973,664 tỷ đồng, bình quân thu nhập đầu người đạt 36 triệu/năm. Đồng thời, một số lượng lớn lao động ở nông thôn đã được đào tạo nghề, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập ổn định và cao hơn. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất khu vực phi nông nghiệp. Nhờ phát triển kinh

tế, tăng thu nhập nên công tác giảm nghèo đã được thực hiện một cách hiệu quả.

Về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đây là nhóm tiêu chí được huyện quan tâm và chỉ đạo tích cực trong quá trình triển khai chương trình. Việc xây dựng nâng cấp các công trình đều trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của người dân và nguồn lực tổng hợp từ nhiều nguồn, nhà nước, địa phương, doanh nghiệp, người dân, trong đó nguồn vốn của Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đóng góp của người dân chủ yếu là một phần vốn huy động đầu tư giao thông nông thôn, hiến đất để xây dựng đường giao thông ấp, tham gia vận động nhân dân giải phóng mặt bằng.

Đã tập trung và huy động được nhiều nguồn lực tài chính cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Những kết quả trên đây cho thấy, quá trình quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Giang Thành đã được triển khai có hiệu quả. Thành công bước đầu này còn cho thấy tác động tích cực đối với các cấp, các ngành và người dân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Qua đó, tăng lòng tin của dân cư nông thôn đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước.

Những kết quả trên đã tác động tích cực đến công tác thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM (tính đến hết tháng 12/2015) toàn huyện đạt được tổng số 52 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 10,4 tiêu chí (tăng 28 tiêu chí so với với năm 2011). Cụ thể, xã Vĩnh Phú đạt 11 tiêu chí (tăng 07 tiêu chí so với năm 2011), Vĩnh Điều đạt 11 tiêu chí (tăng 06 tiêu chí so với năm 2011), Tân Khánh Hòa đạt 11 tiêu chí (tăng 05 tiêu chí so với năm 2011), Phú Lợi đạt 09 tiêu chí (tăng

5 tiêu chí so với năm 2011), Phú Mỹ đạt 10 tiêu chí (tăng 05 tiêu chí so với năm 2011).

- Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu là do Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ra đời rất phù hợp lòng dân, được nhân dân hưởng ứng thực hiện. Trong quá trình thực hiện chương trình thông qua bộ tiêu chí các cấp, các ngành xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên nên có quyết tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Có sự quan tâm đầu tư lớn của trung ương, cấp tỉnh đối với vùng biên giới, khó khăn nhất là hạ tầng cơ sở.

Công tác tuyên truyền, chỉ đạo triển khai được quan tâm và sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong huyện, đặc biệt tại cấp cơ sở đã quán triệt và triển khai nghiêm túc để người dân hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đây là một quá trình mang tính lâu dài. Để xây dựng nông thôn mới, trước hết phải tổ chức tốt sản xuất, phải huy động cao các nguồn lực của nhân dân địa phương và phải dựa vào sức mình là chính.

Bước đầu huy động các nguồn lực của địa phương và sự đóng góp của nhân dân, kết hợp lồng ghép bố trí kinh phí từ các chương trình dự án khác đầu tư cho các xã xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giang thành, tỉnh kiên giang (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)